Con đường thành công

Cách đi thế nào hợp lý ...

60 giây Bạn làm được những gì?

Chúng ta ai cũng biết rằng .

Học giao tiếp tiếng Anh

Tìm phương pháp hiệu quả

Nâng cao giá trị bản thân

Bạn biết rằng giá trị bạn được nâng cao ...

Bí quyết tăng lương

Làm sao để tăng lương, thăng tiến

31/7/12

Nói tiếng Anh không cần ngữ pháp

Bạn đã học tiếng Anh từ hồi phổ thông, rồi trung học và đại học. Trong suốt thời gian đó bạn phải học ngữ pháp, bạn phải học các công thức, học thì, học cách đặt câu… rồi bạn viết câu đó ra giấy và đem nộp làm bài kiểm tra. Kết quả của bạn thật tuyệt vời, bạn có điểm cao nhưng thực tế là bạn chẳng “nói” được câu nào. Nếu như may mắn bạn nói được thì đó là sự lặp lại một câu mà bạn đã học thuộc. Và chẳng may nếu được hỏi lại bằng một câu hỏi khác thì bạn có một câu trả lời cũng rất tuyệt “I don’tknow” hoặc là “I don’t understand” và thế là kết thúc cuộc giao tiếp.

Vì vậy, câu hỏi của tôi là: Bạn có thể nói được tiếng Anh một cách dễ dàng, nhanh chóng và tự động ngay bây giờ?
- Nếu câu trả lời của không có, Tại sao không? Bởi vì bạn đã học tiếng Anh trong nhiều năm. Tại sao bạn không thể nói được tiếng Anh một cách nhanh chóng, dễ dàng và tự động, tại sao không? Bạn có câu trả lời cho chính mình chưa?
- Vâng, đó không phải lỗi của bạn thực sự. Lý do, câu trả lời cho hầu hết mọi người là bạn học những quy tắc ngữ pháp quá nhiều. Nếu bạn cứ mãi tậptrung vào quy tắc ngữ pháp, bạn sẽ vẫn khó khăn khi nói tiếng Anh.
- Tại sao khi bạn học ngữ pháp mà mọi việc vẫn tệ như vậy? Tại sao ngữ pháp không giúp bạn nói tiếng Anh tốt hơn? Bí mật rất đơn giản là khi bạn nghiên cứu quy tắc ngữ pháp, khi bạn tập trung vào các quy tắc ngữ pháp, bạn tập trung vào phân tích tiếng Anh và bạn chỉ mải mê vận dụng “khả năng nhìn” của bạn để phân tích chữ nghĩa mà quên dùng “khả năng nói” của mình để bắt chữ nghĩa trở thành những âm thanh sống động.
Nói cách khác, khi bạn suy nghĩ, tư duy về ngữ pháp, về thì quá khứ, thì hiện tại, tương lai, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành…và tất cả chỉ biến trí óc bạn thành nơi “lưu trữ” thông tin chứ không thể trở thành “Cơ quan phát thanh và ngôn luận”.
- Một bí mật khác, bạn cứ thắc mắc tại sao bạn “VIẾT” được mà không “NÓI” được? Bạn viết rất tốt ư? Okay, tôi công nhận. Nhưng bạn có biết tại sao bạn viết tốt không? Bởi vì khi bạn viết tiếng Anh, bạn có thời gian. Bạn có thể đi từ từ, bạn nghiền ngẫm, bạn suy nghĩa, bạn tra từ điển,bạn kiểm tra ngữ pháp. Bạn có thể viết rất chậm, bạn có thể nghĩ về nó,bạn có thể xóa “mistakes”, bạn có thể “check speelings”. Bạn không cần phảiviết nhanh. Nhưng để nói, có thời gian không. Khi bạn NGHE – là lập tức bạn phải nói. Cho dù bạn có mấy quyển từ điển và ngữ pháp trong đầu nhưng bạn không có thời gian để mở chúng ra, không có thời gian để suy nghĩ về quy tắc, về thì hiện tại, tương lai. Mọi chuyện là phản ứng thật nhanh, khi bạn lắng nghe là bạn phải trả lời ngay. Khôngcó thời gian là điều không thể chấp nhận trong một cuộc giao tiếp. Nếu bạnđể ai đó phải chờ bạn quá lâu để bạn suy nghĩ, bạn chẳng có cơ hộ nói chuyện với họ đến câu thứ ba.
- Bạn vô cùng thắc mắc “Làm thế nào để người bản ngữ học ngữ pháp”? Bạn là người Việt Nam; thì giáo viên của bạn là người Mỹ; tất cả chúng ta khác quốc gia; khác ngôn ngữ nhưng chúng ta có01 điểm chung là chúng ta nói tiếng Mẹ đẻ của mình. Bạn hãy nhớ lại hồi nhỏ “cóbao giờ Cha Mẹ bạn dạy bạn ngữ pháp; chủ ngữ, vị ngữ, phân tích câu khi bạn nói tiếng Việt không? KHÔNG, chẳng bao giờ cả vậy mà bạn vẫn nói tiếng Việt một cách tuyệt vời và giáo viên bản ngữ của bạn cũng vậy. Vậy làm thế nào để chúng ta tìm hiểu các quy tắc ngữ pháp, để chúng ta nói đúng ngữ pháp? Bạn có biết bí mật nằm ở đâu không? Đó là vì chúng ta học hỏi thông qua lắng nghe, lắng nghe, lập lại, lập lại. Đó là một quá trình, thông qua việc nghe đúng ngữ pháp một lần nữa và một lần nữa ... rất nhiều đúng ngữ pháp. Vấn đề là thoạt đầu bạn cứ nói mà đừng quan tâm đến ngữ pháp. Khi bạn làm chủ ở mức độ đó rồi, bạn tự nhận ra lỗi ngữ pháp của bạn và bạn tự sửa nó. Rất tự động, rất đơn giản và nhẹ nhàng.
- Nếu bạn đồng ý với quan điểm của tôi và nhận thấy vấn để, thì bạn hãy hành động. Hãy nói tiếng Anh một cách chủ động và tự nhiên, không quan tâm đến ngữ pháp. Hãy học qua âm thanh của ngôn ngữ; giai điệu của ngôn ngữ và qua việc lặp lại của bạn, rồi thì bạn sẽ biết chính xác ngữ pháp là cái gì.

Đó là cách tôi đã bắt đầu học nói tiếng Anh sau hơn 10 năm học tiếng Anh ở nhà trường.
Sau đây tôi giới thiệu bạn một phương pháp 60 giây để giao tiếp tốt tiếng Anh


Thông tin khóa học 60 giây tại đây
Hannah Nguyen


30/7/12

NGỮ PHÁP – HAY TẬN HƯỞNG SỰ KỲ DIỆU CỦA NGHỆ THUẬT


Học tiếng Anh bằng Âm Nhạc
Tôi thấy rất nhiều bạn khi nghe một bài hát tiếng Anh hay là sẽ đi tìm lời cho của bài hát. Một số bạn chỉ tìm lời để tập hát, một số bạn mang lời bài hát “giải phẫu ngữ pháp” – và lúc ấy bài hát chẳng còn ý nghĩ gì hết.

Cũng như vậy, một số bạn coi phim với phụ đề với mong muốn học tiếng Anh và cũng “giải phẫu ngữ pháp” và khi xem xong bộ phim bạn thấy toàn bộ nhân vật trong phim giao tiếp với nhau thật kỳ cục, chẳng giống ai…

Vấn đề nằm chính ở bạn.

Bạn có thấy rằng, nếu bạn là người Nam, thỉnh thoảng bạn xem phim do diễn viên, đạo diễn ngoài Bắc làm, thỉnh thoảng bạn cũng “chẳng hiểu họ nói gì”… mà đó là bạn đang ở đất nước mình và nghe tiếng Mẹ đẻ. Bạn cũng thấy rằng việc này là hoàn toàn bình thường khi có sự khác biệt về chất giọng giữa các vùng miền. 

Và cũng vậy khi bạn xem phim, nghe nhạc tiếng Anh, việc bạn chẳng nghe được gì là điều hoàn toàn tư nhiên, không phải bạn dở mà là bạn chưa nghe quen mà thôi. Tôi chỉ xin bạn đừng “GIẢI PHẪU NGỮ PHÁP”, nếu bạn đang nghe nhạc, hãy đắm chìm vào giai điệu của bài hát, vào tiết tấu, hãy thả hồn vào thế giới của âm nhạc. Bạn nghe nhạc không chỉ bằng lỗ tai mà bằng cả trái tim, bằng toàn bộ cảm xúc. Hãy lắng sâu và tận hưởng.

Khi bạn xem một bộ phim, nếu bạn có phụ đề, đừng bị chi phối bởi phụ đề. Ngôn ngữ giới hạn lắm mà những gì phi ngôn ngữ sẽ có nghĩa hơn rất nhiều. Hãy cố gắng nắm bắt những “cuộc hội thoại phi ngôn ngữ” của diễn viên. Đó có thể là một ánh mắt, một cử chỉ thậm chỉ “cả những khoảng lặng” – đó là một cách giao tiếp đụng tới trái tim khán giả. 

Đừng bao giờ tập trung vào phụ đề và những điểm ngữ pháp trong đó. Hãy học cách họ sử dụng tiếng anh giao tiếp hàng ngày đơn giản như thế nào? Tự nhiên như thế nào? Dễ dàng như thế nào? Và trong mỗi bộ phim bạn hãy cố gắng xem xét vài ngữ cảnh với một “ngôn ngữ bình dân” họ sử dụng như thế nào. Hãy kiểm tra bằng từ điển cụm từ đó và học cách sử dụng.
Chúc bạn luôn sống trọn vẹn trong thế giới nghệ thuật của riêng mình.

Hannah Nguyen

TIẾNG ANH = TOÁN HỌC


Tôi thời kỳ tôi học tiếng Anh, cũng như hầu hất các bạn cùng trang lứa, trong giáo trình của mình và tập ghi chép của mình tiếng Anh là những công thức được đóng khung. Bạn nào “giàu có” thì bôi thêm bằng bút chì màu để thấy rõ sự khác biệt giữa công thức này và công thức kia.

Tôi đọc sách và thấy rằng, ai học không tốt toán thì sẽ có khả năng học ngôn ngữ?! Tôi thấy cũng được an ủi vì mình không giỏi toán chắc sẽ OK với tiếng Anh. Nhưng rồi tôi thấy TIẾNG ANH = TOÁN HỌC và mình dở đều 2 môn. Với tất cả những công thức ngữ pháp đó, tôi đã cố học, cố nhớ nhưng kết quả là tôi chẳng nói được câu tiếng Anh nào.

Việc đọc của tôi chỉ là đơn giản nhận ra mặt chữ và hiểu ý nghĩa của từ chứ bản thân từ đó chẳng cho tôi bất cứ một âm thanh nào. Điều đó dẫn đến việc tôi “điếc” luôn cả trong môn Anh Văn. Tôi tự trách móc mình là tại sao mình không làm được điều đơn giản đó? Vậy việc tôi học Anh Văn suốt 7 năm phổ thông rốt cuộc để làm gì? Không chỉ vậy, sau đó là 4 năm đại học nhưng rồi “câm điếc” hoàn hảo như nhau. Ngữ pháp, từ vựng, phát âm chỉ là nhưng “điều gì đó xa như giấc mơ”.

Tôi quyết tâm phải nói được tiếng Anh mà không phụ thuộc vào các công thức đó, cho tôi quyết tâm tự học theo cách của mình. Và tôi thấy tôi thật sự học tiếng Anh khi đứa con đầu lòng của tôi đang bập bẹ tập nói. Tôi nhận thấy, tôi chẳng phải dạy cho nó bất cứ một công thức nào, một mặt chữ nào, cũng chẳng phải giải thích điều gì… và một diều gì đó loé sáng. Tôi phải học tiếng Anh như một đứa trẻ.

Và thế là tôi cất hết sách vở, loại bỏ khỏi trí nhớ khỏi các công thức ngữ pháp… tìm cho mình một môi trường nói tiếng Anh, đặc biệt là nói với người nước ngoài. Và từ đó, tôi tìm mọi cách để giao tiếp với người nước ngoài. Khi nghe một câu tiếng Anh là tôi trả lời ngay lập tức… Lúc đầu, tôi hầu như chẳng bao giờ nghe được họ nói gì mà chỉ đoán nhưng tôi cứ nói. Và tôi biết rất nhiều lần tôi trả lời sai vì họ chẳng hiểu gì… Nhưng đó là giao tiếp, trong giao tiếp khi bạn nói, người nghe không hiểu họ sẽ hỏi lại bạn, và lần thứ hai, bạn sẽ trả lời tốt hơn.

Giả sử bạn biết rằng câu hỏi đó là thì quá khứ, mà bạn thì chẳng nhớ công thức vậy thì bạn hãy nói ý của mình và thêm vào thời gian cụ thể “hôm qua – yesterday”; chẳng hạn bạn nghe “What did you do yesterday?” Bạn biết à, hôm qua làm gì. Hôm qua bạn về thăm ba mẹ và bạn cứ nói “Yesterday, I visit my parents”. Chắc chắn bạn nói không đúng ngữ pháp nhưng họ hiểu. Đó chính là mấu chốt. Khi hiểu nhau, đó là giao tiếp.

Bạn chẳng thể giao tiếp thành công với một “mớ”, tôi xin lỗi khi chạm vào quan điểm của người khác, vâng chắc chắn bạn chẳng thể giao tiếp với một “mớ” ngữ pháp đóng khung và tô màu.

Vấn đề là bạn tự tin nói với tất cả những gì mình có, bạn tạo được phản xạ, bạn biết diễn đạt ý nghĩ của mình… khi bạn làm chủ tất cả những vấn đề này…một ngày không xa, bạn sẽ làm chủ toàn bộ ngữ pháp mà chẳng cần đóng khung thành công thức. Chỉ đơn giản vì tất cả những công thức đó sẽ trở thành đơn giản khi bạn làm chủ cuộc hội thoại.

Và lúc này bạn sẽ thấy lạ lùng khi quá nhiều người suốt ngày la lên “tôi không nói được tiếng Anh vì tôi không biết ngữ pháp”.

Vấn đề là hãy quên tất cả những khó khăn của bạn mà cứ mạnh dạn thực hiện bất kỳ cuộc giao tiếp nào, với bất kỳ ai và ở bất cứ nơi nào.

Chắc chắn bạn sẽ thành công.

Hannah Nguyen