Con đường thành công

Cách đi thế nào hợp lý ...

60 giây Bạn làm được những gì?

Chúng ta ai cũng biết rằng .

Học giao tiếp tiếng Anh

Tìm phương pháp hiệu quả

Nâng cao giá trị bản thân

Bạn biết rằng giá trị bạn được nâng cao ...

Bí quyết tăng lương

Làm sao để tăng lương, thăng tiến

15/4/11

Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài


Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài

Chúng ta rất ít thực hành kỹ năng nghe nói tiếng Anh. Thử suy ngẫm:

Từ lúc sinh ra chúng ta đã nghe những người xung quanh là người Việt nói tiếng Việt và nghe một cách tự nhiên và vô thức. Sau một thời gian dài từ 9 tháng đến 1 năm, ta mới nói những tiếng nói đầu tiên, từng chữ một. Vài năm sau vào lớp mẫu giáo mới học đọc, rồi vào lớp 1. Sáu năm sau khi bắt đầu nghe - nói ta mới tập viết.

Như vậy, tiến trình học tiếng Việt của chúng ta là Nghe – Nói – Đọc – Viết. Giai đoạn dài nhất là nghe và nói, rồi sau đó từ vựng tự thêm. Và ngữ pháp (hay văn phạm) thì đến cấp 2 mới học. Nhưng tiến trình học tiếng Anh (hay bất cứ ngoại ngữ nào) thì ta hoàn toàn ngược lại.

Thử nhìn lại xem:

- Trước tiên là viết một số chữ và thêm nghĩa tiếng Việt nếu cần. Kể từ đó, học càng nhiều từ vựng càng tốt mà chúng ta không nghe và nói từ đó, kế đến là học văn phạm, rồi lấy từ vựng ráp vào cho đúng với văn phạm mà VIẾT thành câu! Rồi loay hoay sửa cho đúng luật! Sau đó thì tập đọc các chữ ấy trúng được chừng nào hay chừng ấy, và nhiều khi lại đọc một âm tiếng Anh bằng một âm tiếng Việt! Ví dụ: fire, fight, five, file… đều được đọc là ‘phai’.

- Sau đó mới tới giai đoạn NÓI, mà ‘nói’ đây có nghĩa là Đọc Lớn Tiếng những câu mình viết trong đầu mình, mà không thắc mắc người đối thoại có hiểu ‘message’ của mình hay không vì mình chỉ lo là nói có sai văn phạm hay không. Lúc bấy giờ mới khám phá rằng những câu mình viết thì ai cũng hiểu, nhưng khi mình nói thì chỉ có mình, còn người bản xứ (tiếng Anh) thì không hiểu được!

- Vấn đề là: chúng ta đã học tiếng Anh ngược với tiến trình tự nhiên, tiến trình ấy là Viết – Đọc – Nói – Nghe!

Vì thế, muốn luyện nghe nói tiếng Anh tốt, chúng ta phải rèn luyên nghe và nói nhiều.

http://today.edu.vn/components/com_gk3_photoslide/thumbs_big/607165lis_700x300.jpg

Chương trình học rèn luyện kỹ năng Nghe – Nói bằng tiếng Anh với giáo viên nước ngoài giúp Bạn:

- Nghe nói tiếng Anh đúng. Chuyên luyện và chỉnh giọng để bạn có thể nói tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
- Tự tin giao tiếp tiếng Anh và làm việc trong môi trường quốc tế.
- Thể hiện khả năng và bản lĩnh qua các bài thuyết trình và hùng biện bằng tiếng Anh – một kỹ năng quan trọng trong công việc sau này của Bạn.
- Cơ hội học hỏi và khám phá các nền văn hóa trên thế giới thông qua các bài học.
- Cơ hội tham gia, học tập và trải nghiệm với các dự án ; chương trình cộng đồng do Trung Tâm UNESCO Văn Hoá Giáo Dục và Đào Tạo tổ chức.
- Khoá học với 100% Giảng viên người nước ngoài.

Chương trình được quản lý và điều hành bởi Trung tâm UNESCO Văn hóa Giáo Dục & Đào tạo.

Chương trình học với 3 cấp độ : Cơ Bản, Trung Cấp, Nâng cao với các chủ đề văn hoá, lịch sử, kinh tế …

Lịch học : Thời Khoá Biểu (nhận học viên mỗi ngày)
Học phí : 3,150,000 vnd /10 tuần
Học viên cũ được ưu đãi giảm 10%.
Giới thiệu 01 học viên giảm 5%.
Nhóm 03 bạn trở lên, giảm mỗi bạn 5%.

Các bạn có thể xem thông tin tại: Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài

Cách Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Tốt Qua Từng Giai Đoạn


Cách Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Tốt Qua Từng Giai Đoạn

Việc luyện nghe nói tiếng Anh, cần phải được tổ chức có hệ thống, và được chia ra từng giai đoạn.





1/ Giai đoạn 1

+ Tập Luyện Nghe Nói Tiếng Anh qua những mẫu câu đã có sẵn trong băng, hoặc những bài đã được dạy trên lớp.

+ Thay thế những từ vựng mới học vào các mẫu câu đã học sao cho đúng ngữ pháp. (Nên viết những câu đó lên bảng hay vào giấy để dễ dàng phát hiện ra lỗi sai ngữ pháp).

Ví dụ : Sau đây là những mâu câu mà ta đã được dạy, hoặc là qua băng.

- May I borow your car, please? (Cho tôi mượn xe hơi của anh nhé?)

Ta mới học một loại từ vựng

- Newspaper (tờ báo)
- Pen (cây viết)
- Umbrella (cái dù)

Như vậy ta chỉ cần thay thế vi trí của từ " Car" vào các danh từ vừa học, là ta có thể khắc sâu thêm vốn từ vựng vừa học, đồng thời nhớ và thuộc lòng mẫu câu đã học để tới một lúc nào đó ta sẽ phản xạ nhanh khi muốn nói mượn ai một vật gì đó, hay mua những món đồ mà bạn thích. Bạn sẽ không phải suy nghĩ lâu từng từ một. Và đồng thời khi nghe người nước ngoài nói, hoặc nghe qua băng cassette nói là bạn có thể nhận được ngay những âm ngữ ấy.

2/ Giai đoạn 2

Luyện nghe nói tiếng Anh thường xuyên bằng cách ứng dụng các vốn từ vựng và các mẫu câu vào các cuộc sinh hoạt trong đời sống hằng ngày của bạn hoặc là với bạn bè. Cũng có thể bạn tự nói một mình, và tự đặt mình trước những bối cảnh rồi bạn tự xử lý, đàm thoại bằng tiếng Anh.

Nói chung là bạn cần tự đặt ra những tình huống cho mình để luyện nói.

Ví dụ : Bạn tự đặt ra một câu đơn giản như sau:

- Did you go to school yesterday? (Hôm qua anh có đi học không?)

Bạn nhớ là phải đặt những câu tùy theo trình độ của mình, không nên nóng vội đặt những câu quá phức tạp, khi chưa học được nhiều ngữ pháp, nhiều từ vựng. Như vậy e rằng sẽ có nhiêu trường hợp gây khó cho ta trong khi ta tiếp tục học những bài sau. Nghĩa là bạn có thể: Đọc âm sai, đặt câu sai cấu trúc. Điều này thì thật là nguy hiểm.

3/ Giai đoạn 3

- Tập nghe và dịch được những đoạn văn ngắn. Đồng thời luyện nghe nói lại được những điều băng vừa nói.

- Tập đặt ra các câu để giới thiệu về mình, về bạn bè bằng tiếng Anh, song bạn hãy cố gắng tự chọn cho mình những câu mà bạn đã học.

- Hãy cố gắng tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh vào các ngày rãnh để luyện nghe nói tiếng Anh thường xuyên hơn, không thì bạn rất dễ quên từ.

- Tập nói để luyện giọng: Chú trọng sửa sai cho mình, và nhận xét những cái sai của người khác để tránh.

P/S: Luyện nghe nói tiếng Anh đòi hỏi phải có môi trường để thực tập sự tự tin và tương quan lẫn nhau. Trung tâm đào tạo TODAY với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn Hóa-Giáo Dục-Khoa Học UNESCO-CEP đã thiết kế chương trình Luyện nghe nói tiếng Anh với người nước ngoài nhằm nâng trình độ nghe nói tiếng Anh của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các bạn có thể xem thông tin tại: Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài phương pháp 60 giây

Tự Tạo Môi Trường Luyện Nghe Nói Tiếng Anh!


Tự Tạo Môi Trường Luyện Nghe Nói Tiếng Anh!

Phải thắng được nỗi sợ hãi, mất bình tĩnh khi Luyện Nghe Nói Tiếng Anh:

Vấn đề khó khăn nhất cho nguời học tiếng Anh đó lả nỗi sợ hãi của chính họ khi học ngôn ngữ này. Họ lo âu họ sẽ không nói trúng giọng, hoặc văn phạm. Họ sợ nguời khác chê bai trình độ ngoại ngữ dở và do đó họ không nói tiếng Anh hoặc luyện nghe nói tiếng Anh truớc mọi nguời. Không nên làm điều này. Phương pháp luyện nghe nói tiếng Anh nhanh nhất đó là thực tập, nói và nói cho tới khi bạn nói trúng. Tiếng Anh là một ngôn ngữ, giống như tiếng mẹ đẻ ngày nào bạn cũng dùng.

Sử dụng mọi tiếm năng:

Nếu bạn đã theo học tại 1 trung tâm nào đó, không có nghĩa bạn không thể học tiếng Anh ngoài lớp. Sử dụng hết tất cả phương pháp, nguồn lực, công cụ mà bạn có thể có đuợc để luyện nghe nói tiếng Anh. Có nhiều cách để bạn có thể trau giồi khả năng Anh ngữ của mình, không nên giới hạn chỉ 1, hay vài phương pháp hoặc công cụ.

Bao quanh mình với Anh ngữ:

Cách tốt nhất để học Anh ngữ là tiếp cận thật nhiều với nó. Chẳng hạn: ghi chú bằng tiếng Anh khi có thể, để nhiều sách tiếng Anh trong nhà, nghe các đài trên Radio bằng tiếng Anh, coi các đài bằng tiếng Anh trên TV, coi phim tiếng Anh ở các rạp hát. Nói tiếng Anh với bạn bè khi có thể. Càng tiếp cận với tiếng Anh hoặc các đề tài, thảo luận bằng tiếng Anh thì bạn càng dễ dàng tiến bộ trong tiếng Anh. Chẳng bao lâu bạn có thể tiến thêm buớc nữa đó là suy nghĩ bằng tiếng Anh. Tuy nhiên phải chắc rằng bạn không quên đi tiếng mẹ đẻ của mình nhé! ^^

Luyện nghe nói tiếng Anh với người nước ngoài:

Có 1 số giáo viên Anh ngữ đã phải học tiếng Anh như 1 ngôn ngữ phụ (English As a Second Language) truớc khi họ có thể dạy nó cho nguời khác. Tuy nhiên, có nhiều lý do tại sao nhiều trung tâm Anh ngữ nổi tiếng thích chọn nguời Mỹ, Anh, Canada… dạy tiếng Anh. Một trong những lý do đó là nguời bản xứ có những lối nói, và âm giọng tự nhiên mà học trò của họ có thể bắt chuớc. Càng học hỏi đuợc ngữ điệu này của nguời bản xứ, học trò học tiếng Anh sẽ cảm thấy tự tin hơn trong cách nói tiếng Anh.

Coi phim tiếng Anh, nghe đài tiếng Anh:

Đây không chỉ là cách học thích thú mà cón rất hữu hiệu (xem thêm Mẹo Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Qua Việc Xem Phim). Coi phim tiếng Anh, đặc biệt các phim có phụ đề tiếng Anh, sẽ giúp các bạn mở rộng kiến thức về từ vựng, ngữ điệu, của diễn viên. Nếu lắng nghe tin tức trên đài các bạn cũng sẽ có dịp nghe đuợc các phát âm khác nhau nữa.

Lắng nghe âm nhạc bằng tiếng Anh:

Âm nhạc, bài hát bằng tiếng Anh cũng là 1 phương pháp hữu hiệu trong việc học tiếng Anh. Sự thật nó còn là một phương pháp để trau giồi việc nghe và hiểu tiếng Anh (Listening Comprehensive). Viết lời tiếng Anh của bài hát xuống 1 trang giấy, sau đó lắng nghe tiếng hát của bài hát và sau đó đọc nó theo lối hát của nguời ca sĩ.

Làm bài thi tiếng Anh:

Đa số cho rằng làm bài tập, và bài thi không thấy thích thú. Tuy nhiên, muốn trau giồi và tiến bộ trong Anh ngữ thì phải làm bài tập, và bài thi tốt. Như vậy bạn mới có thể đo luờng đuợc trình độ Anh ngữ của mình qua từng giai đoạn học.

Tự thu âm cách nói tiếng Anh của mình:

Ít nguời nào thử nghe giọng nói của chính mình. Cũng giống như bài tập, bài thi, so sánh giọng nói của mình trong băng qua từng giai đoạn học tập là 1 cách đo luờng sự tiến bộ.

Lắng nghe tiếng Anh:

Ý ở đây là bạn lắng nghe trên điện thoại, hoặc các đài phát thanh, băng dĩa bằng tiếng Anh. Phương pháp này khác với coi phim, hoặc TV bởi vì bạn sẽ không thấy nguời đọc hoặc nói tiếng Anh. Đã có nhiều học sinh Anh ngữ cho rằng nghe tiếng Anh trên điện thoại là 1 điều khó nhất mà họ đã từng thực tập để nghe giỏi tiếng Anh.

Cuối cùng, học tiếng Anh chú trọng việc thích thú, ham mê. Không nên quá ràng buộc mình trong việc học. Có thể coi nó như 1 hobby.

P/S: Luyện nghe nói tiếng Anh đòi hỏi phải có môi trường để thực tập sự tự tin và tương quan lẫn nhau. Trung tâm đào tạo TODAY với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn Hóa-Giáo Dục-Khoa Học UNESCO-CEP đã thiết kế chương trình Luyện nghe nói tiếng Anh với người nước ngoài nhằm nâng trình độ nghe nói tiếng Anh của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các bạn có thể xem thông tin tại: Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài

Hanh Nguyễn (Today Education)
(From Internet)

Tự tin luyện nghe nói tiếng Anh


Tự tin luyện nghe nói tiếng Anh

Có thể Bạn đã học Luyện Nghe Nói Tiếng Anh trong một thời gian dài. Có những bạn đã được học tiếng Anh từ khi học tiểu học hoặc trước đó nữa. Thực trạng chung là các bạn có kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh khá vững nhưng lại rất vụng về nghe nói tiếng Anh trong giao tiếp.

Rất nhiều nguyên nhân làm cho bạn không giao tiếp được tiếng Anh. Trong bài này mình chia sẻ cho Bạn một phương pháp để luyện nghe nói tiếng Anh, đặt biệt là tiếng Anh giao tiếp sao cho hiệu quả nhất:

+ Không phân biệt giữa văn nói và văn viết: Thực ra nói hay viết đều phải cố gắng dùng cách hành văn đúng nhất cả về ý nghĩa lẫn cấu trúc văn phạm. (Khi người ta nói tới sự khác nhau giữa văn nói và văn viết tức là nói tới sự khác nhau giữa câu văn trong giao tiếp thường ngày và câu văn dùng trong các văn phong học thuật như : truyện, tiểu thuyết, thơ ca….)

Nếu bạn muốn luyện nghe nói tiếng Anh một cách tự tin như người bản xứ bạn hãy bỏ khái niệm có sự khác biệt giữa văn nói và văn viết. Sự tự tin chỉ có khi bạn biết là mình đang nói đúng (đúng cả về ngữ nghĩa lẫn ngữ pháp)

+ Nạp (input) càng nhiều câu càng tốt. Cách nạp câu hiệu quả nhất là phải gắn liền với một hình ảnh (ngữ cảnh) nào đó (activity mapping). Mỗi ngày các bạn cố gắng nạp đủ 10 câu, và khi soạn được câu nào các bạn phải lặp đi lặp lại ít nhất là 13x13 lần câu đó và mỗi lần đọc bạn hay tự mình tưởng tượng ra hành động để mô tả.

Tại sao phải 13x13 lần? Đọc chậm 1 câu với 13 lần liên tục sau đó nghỉ 3 hoặc 5 phút lặp lại như vậy nữa, khi nào đủ 13 lần thì câu đó chắc chắn sẽ khắc vào trí não của bạn. Đặc biệt lưu ý về ngữ âm từng từ và ngữ điệu của câu khi đọc. Phải nghe giọng đọc mẫu trước khi các bạn tự đọc. Như thế mới có thể thay đổi được ngữ âm và ngữ điệu được.

Lưu ý: nhất thiết là phải hơn 13x13 lần cho mỗi câu.

+ Triển khai ý khi giao tiếp tiếng Anh: Thông thường khi được hỏi: How do you think about traffic jam? Các bạn thường trả lời ngắn ngủn: “I’m tired”. Nếu bạn cứ tiếp diễn như thế thì những gì bạn input được khó lòng mà vận dụng được. Khi được hỏi về một vấn đề nào đó, bạn đừng vội trả lời ngay, và cũng đừng suy nghĩ gì trong đầu. Bạn hãy nhớ lại tình huống được hỏi mình trải qua trong quá khứ như thế nào, sau đó mang thông tin từ quá khứ về rồi nói ra (travel back in time).

Với câu hỏi trên. Bạn phải nghĩ lần đầu tiên bạn kẹt xe nó như thế nào, lần 2, lần 3….. Kẹt xe lúc trời mưa và lúc trời nắng hoàn toàn khác nhau. Kẹt xe không chỉ có mệt mà còn có nhiều cảm giác khác nữa mà nhất thời lúc được hỏi bạn không tài nào nhận ra. Ví dụ.bạn đi xe máy, khi bị kẹt xe trong lúc trời đang mưa, bạn nhìn bên cạnh thấy có người đang ngồi trong ô tô rung đùi nghe Ipop. Lúc đó bạn thế nào? Bạn có ganh tị hoặc ước muốn mình được như họ không?.... Có rất nhiều cảm giác khác nhau cho mỗi lần kẹt xe. Và đó là những ý mà bạn cần mang lên nói.

Lưu ý: khi giao tiếp, không nên suy nghĩ để tìm câu tiếng Anh, mà phải trở về với quá khứ lấy thông tin lên hiện tại và dùng hình thức (activity mapping đã được input ở trên để nói)

Chúc các bạn có những trải nghiệm thật tuyệt vời với phương pháp này.

P/S: Luyện nghe nói tiếng Anh đòi hỏi phải có môi trường để thực tập sự tự tin và tương quan lẫn nhau. Trung tâm đào tạo TODAY với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn Hóa-Giáo Dục-Khoa Học UNESCO-CEP đã thiết kế chương trình Luyện nghe nói tiếng Anh với người nước ngoài nhằm nâng trình độ nghe nói tiếng Anh của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các bạn có thể xem thông tin tại: Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài

1/4/11

Luyện nghe nói tiếng Anh: các từ dễ phát âm sai


Luyện nghe nói tiếng Anh: các từ dễ phát âm sai

1.
Purpose (mục đích): danh từ này có phiên âm là ['pəəs], không phải là ['pəouz] như nhiều người vẫn phát âm. Lí do của sự nhầm lẫn này là do người học mặc định những từ có đuôi “-ose” đều có cách phát âm là /ouz/, ví dụ suppose [sə'pouz], propose [prə'pouz], dispose [dis'pouz] v.v. nhưng thực ra hoàn toàn không phải và chúng ta vẫn có những ngoại lệ.


2.
Heritage có cách phát âm là ['heritidʒ], với âm cuối cần được phát âm là /idʒ/ chứ không phải /eidʒ/ như nhiều bạn vẫn làm. Nguyên nhân là do nhiều người học tiếng Anh bê nguyên cách đọc của danh từ “age” (tuổi, đọc là /eidʒ/) vào từ “heritage” này.

3.
Schedule: Hầu hết những người học tiếng Anh thiếu cẩn thận đều đọc từ này thành ['skedju:l] Tuy nhiên, nếu như tra từ điển, từ những từ điển thủ công nhất đến đại từ điển Oxford thì bạn sẽ thấy danh từ này chỉ có 2 cách đọc: ['∫edju:l] hoặc ['skedʒul].

4.
Education cũng không phải là một ngoại lệ. Từ này có 2 cách đọc duy nhất: theo kiểu British English (tiếng Anh Anh) là [,edju:'kei∫n], và theo kiểu American English (tiếng Anh Mỹ) là [,edʒu:'kei∫n]. Nếu đọc lẫn lộn 1 trong 2 cách theo cách nhiều người Việt Nam vẫn đọc [,edu'kei∫n] thì chẳng ra Anh mà cũng không ra Mỹ, hơn nữa lại thể hiện trình độ tiếng Anh chưa sâu. Bạn cần hết sức tránh tình trạng này.

5.
Build: Bạn vẫn đọc động từ này là [bjuld] phải không? Nếu tra từ điển bạn sẽ phải ngạc nhiên vì thực ra từ này có phiên âm là [bild], tức âm [i] chứ không phải âm [ju:] như nhiều người vẫn nghĩ. Sở dĩ phát âm sai là do âm /i/ ngắn (tức đọc lướt, không bành miệng sang 2 bên như âm /i:/) dễ bị nghe nhầm thành âm /ju:/ đặc biệt là trong những từ có chứa cả 2 chữ cái “u” và “i”.

6.
Audition – một từ khá phổ biến trong giới trẻ hiện nay – cũng là một ví dụ tiêu biểu của việc phát âm sai. Từ này có phiên âm là [ɔ:'di∫n] tức là âm [ɔ:], nhưng thường bị các bạn đọc sai thành âm [au] tức là [au'di∫n]. Ngoài ra còn rất nhiều từ có âm “au” khác bị đọc nhầm thành [au] thay vì [ɔ:]. Các bạn cần lưu ý rằng hầu hết những từ có âm có cách viết là “au” đều có phiên âm là [ɔ:], ví dụ: because [bi'kɔz], August [ɔ:'gʌst], audience ['ɔ:djəns] v.v.

7.
General: Hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng từ này bị đọc sai ở chỗ nào phải không? Câu trả lời nằm ở phụ âm đầu tiên g /'dʒ/ mà nhiều bạn vẫn đọc nhầm thành /ʒ/. Toàn bộ phiên âm của từ này phải là ['dʒenərəl] chứ không phải ['ʒenərəl].Luyện cách phát âm cũng như nghe nói tiếng Anh đòi hỏi phải có môi trường để thực tập sự tự tin và tương quan lẫn nhau. Trung tâm đào tạo TODAY với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn Hóa-Giáo Dục-Khoa Học UNESCO-CEP đã thiết kế chương trình Luyện nghe nói tiếng Anh với người nước ngoài nhằm nâng trình độ nghe nói tiếng Anh của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các bạn có thể xem thông tin tại: Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài

Giải trí chút nào!



Britney Spears đi thi America's Got Talent ^^!



P/S: Đừng quên luyện nghe nói tiếng Anh qua clip này bạn nhé!

31/3/11

Mẹo Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Qua Việc Xem Phim


Mẹo Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Qua Việc Xem Phim

Luyện Nghe Nói Tiếng Anh bằng cách xem phim tiếng Anh là cách học tiếp thu trực tiếp. Bạn sẽ thu thập được rất nhiều câu nói chuẩn. Sau đó bắt chước và biến chúng thành của mình. Chẳng phải mục đích học tiếng Anh là để có thể tự diễn đạt đấy sao? Đó là lí do tại sao xem phim (cũng như đọc sách) là cách học tiếng Anh rất tốt. Nếu bạn thực sự quan tâm đến điện ảnh, bạn sẽ thấy ngay việc xem phim gốc hay hơn phim lồng tiếng rất nhiều. Trong phim gốc giọng của diễn viên là giọng thật.

Khi xem phim, bạn có thể luyện nghe nói tiếng Anh thông qua cách người bản xứ nói. Bạn học được nhiều từ: khi nói, người bản xứ không dùng các từ như trong khi viết. Ngôn ngữ nói khác với ngôn ngữ viết. Ví dụ:
o Ngôn ngữ viết: The price of five dollars was acceptable, and I decided to purchase it. (Giá 5 đô-la là hợp lí, tôi quyết định mua).
o Ngôn ngữ nói: It was, like, five bucks, so I was like "okay".

Trong nhiều bộ phim, các đoạn hội thoại giống với tiếng Anh hàng ngày. Luyện nghe nói tiếng Anh qua phim, ta cũng có thể học được các từ dân dã và tiếng lóng chưa có trong từ điển tiếng Anh. Ví dụ, bạn có thể bắt gặp trong một bộ phim nào đó "Give me the freaking keys!" (Đưa tôi cái chìa khóa nào!) nhưng bạn không thể tìm được từ "freaking" (mang nghĩa nhấn mạnh) trong từ điển.

Luyện nghe nói tiếng Anh khi xem phim, bạn sẽ:

• Học được cách phát âm các từ: Phim giúp bạn tập phát âm, bên cạnh việc cung cấp ngữ pháp và từ vựng. Nếu bạn nghe nhiều người Mỹ hoặc người Anh nói, bạn sẽ có thể nói giống như họ.
• Hiểu được ngôn ngữ nói: Phim được sản xuất cho người bản xứ chứ không phải cho người học tiếng Anh, vì vậy, diễn viên nói nhanh như người bản xứ nói chuyện hàng ngày.
• Cảm thấy yêu thích tiếng Anh: Khi nghe các diễn viên đối thoại, bạn hiểu được phần lớn những lời thoại đó, bạn thấy giọng tiếng Anh của họ thật duyên dáng và bạn sẽ thấy muốn nói được như họ. Ít nhất bạn cũng cảm thấy yêu và thích thú với ngôn ngữ đang học hơn rất nhiều.

Một số khó khăn khi xem phim tiếng Anh:

Để xem được phim kết hợp luyện nghe nói tiếng Anh bạn phải có một lượng từ tương đối lớn. Khác với khi đọc sách, bạn có thể tra từ điển thì khi xem phim, đối thoại diễn ra rất nhanh và nhiều khi không rõ. Nhưng bạn nên biết rằng, đôi khi ngay cả người bản xứ cũng không hiểu được một số đoạn đối thoại trong phim.

Khi xem phim không hiểu thì làm thế nào?

Nếu bạn không hiểu chỗ nào đó trong bộ phim hãy dừng lại và xem hình thật kỹ bởi hình ảnh trong phim là những gợi ý rất quan trọng trong quá trình hiểu ngôn ngữ nói của bạn.

Hầu hết các đĩa phim đều có phụ đề. Bạn sẽ không phải lo về những đoạn đối thoại nhanh và khó nghe – lời thoại đã được viết trên màn hình, và khi đó bạn có thể tra từ điển vì đã biết cách viết của từ đó. Vấn đề là xem phim có phụ đề thì bạn sẽ lười – bạn sẽ không chịu nghe mà chỉ đọc phụ đề. Như thế bạn sẽ không luyện nghe nói tiếng Anh được. Vì vậy, nên cố gắng xem phim không có phụ đề. Chỉ bật phụ đề lên khi quá khó, nghe đi nghe lại vẫn không hiểu.

Phần giới thiệu phim

Đây là điều quan trọng nhất: trước hết, bạn nên đọc giới thiệu về bộ phim rồi mới xem phim. Như vậy, khi xem phim bạn đã biết những từ cần thiết. Đây là cách tốt nhất để xem phim, vì:

Bạn sẽ rất thích thú khi hiểu được bản gốc của bộ phim. Bạn sẽ thấy rất hứng thú khi học một từ, và hiểu biết về từ đó giúp bạn thưởng thức bộ phim. Một khi đã cảm thấy thích thì bạn sẽ lại muốn học thêm nữa. Bạn không cần phải dừng khi đang xem (hoặc dừng ít hơn) vì đã biết sơ qua về nội dung phim. Phần giới thiệu không giải thích được tất cả những câu khó trong phim nhưng giúp bạn hiểu hơn và luyện nghe nói tiếng Anh dễ dàng hơn.

Một vài gợi ‎ý

Để luyện nghe nói tiếng Anh hiệu quả hơn khi xem phim bạn nên làm như khi bạn đọc sách:
- Chú ý‎ những gì bổ ích: từ/ cụm từ mới, ngữ pháp, cấu trúc… - Dùng từ điển để tra nghĩa: bạn có thể dừng phim để tra các từ lạ hoặc viết lại các câu rồi tra sau. Nhưng phải tra từ điển để hiểu nghĩa - Ghi những gì bổ ích vào sổ/ phần mềm ghi nhớ: nếu phim có phần giới thiệu bạn có thể lưu các câu trong phần giới thiệu lại trước khi xem phim, sau đó lưu thêm các từ bạn không hiểu khi xem phim để tìm hiểu thêm.

Chúc các bạn học được nhiều điều khi thưởng thức những bộ phim ưa thích bằng tiếng Anh !

Để luyện nghe nói tiếng Anh phản xạ, không những luyện nghe mà còn phải luyện phát âm sao cho đúng? có nói đúng thì nghe mới chuẩn được ^^ Vì vậy bạn nên dành time của mình cho việc phát âm nữa...

Tuy nhiên luyện nghe nói tiếng Anh đòi hỏi bạn phải có môi trường để thực tập sự tự tin và tương quan lẫn nhau. Trung tâm đào tạo TODAY với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn Hóa-Giáo Dục-Khoa Học UNESCO đã thiết kế chương trình Luyện nghe nói tiếng Anh với người nước ngoài nhằm nâng trình độ nghe nói tiếng Anh của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các bạn có thể xem thông tin tại: Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài

28/3/11

Luyện nghe nói tiếng Anh (How to say I LOVE U)


Ngoài mặt, đoạn clip "How to say I LOVE U" trông giống như một câu chuyện ngọt ngào, một cuộc "meet kute". Nhưng thông điệp của nó không chỉ vậy, đoạn clip còn nói lên sự thật rằng chúng ta đang sống xa cách nhau! Người ta có thể nhanh chóng post lên mạng tên họ, số điện thoại, địa chỉ, tất tần tật, hoặc vô tư nói chuyện với người lạ trong "phòng chát", nhưng nếu ai đó say "hello" với họ trên đường thì lập tức họ sẽ thu mình lại và cho rằng người đó thật kỳ quặc.


Sẵn dịp Today mời các bạn xem và Luyện nghe nói tiếng Anh qua đoạn clip này luôn nhé:

4 Bí Quyết Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Hiệu Quả



Luyện Nghe Nói Tiếng Anh với nhiều bạn quả thực còn khó hơn đọc, viết tiếng Anh. Bạn có thể nắm chắc ngữ pháp, từ vựng, văn phong tiếng Anh nhưng khi nói chuyện với một người bản ngữ, bạn vẫn bị ù tai vì không nghe kịp, thật khó hiểu và đương nhiên sẽ khó mà tiếp tục câu chuyện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá 4 bí mật giúp bạn thấy rằng để luyện nghe nói tiếng Anh như một công dân Anh hoàn toàn không khó chút nào!






Bí mật số 1: Trọng âm của từ


Trọng âm từ là chìa khoá vàng đầu tiên để bạn luyện nghe nói tiếng Anh và hiểu tiếng Anh như một người bản ngữ. Nắm được trọng âm từ là cách tốt nhất để bạn hiểu được tiếng Anh nói, nhất là khi nói nhanh như hai người bản ngữ trò chuyện với nhau. Vậy trọng âm từ là gì?
Hãy lấy ví dụ với 3 từ: photograph, photographer và photographic. Liệu nó có giống nhau khi bạn phát âm? Hoàn toàn không bởi mỗi âm tiết trong mỗi từ có độ nhấn âm khác hẳn nhau (được nhấn mạnh hơn những âm tiết còn lại).

PHOtograph
phoTOgrapher
photoGRAPHic

Trọng âm có ở mọi từ có từ hai âm tiết trở lên: TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, etCETera...

Những âm tiết không được nhấn mạnh là những âm “yếu”, âm “nhỏ” hoặc âm “câm”. Người bản ngữ thường chỉ nghe trọng âm và bỏ qua những âm “yếu”. Nếu bạn học cách sử dụng trọng âm trong khi nói tiếng Anh, bạn sẽ nhanh chóng cải thiện được phát âm tiếng Anh của mình và tự động hiểu những điều nghe được. Hãy tập trung tìm trọng âm bất cứ lúc nào bạn nghe tiếng Anh: trên đài, trong phim, nghe nhạc… Bước đầu hãy nghe trọng âm và phân biệt trọng âm, sau đó bạn sẽ sử dụng được nó.

Bí mật số 2: Trọng âm của câu


Trọng âm câu là chiếc chìa khoá thứ hai giúp bạn luyện nghe nói tiếng Anh và giao tiếp như một người bản ngữ. Với trọng âm câu, nhiều từ trong một câu sẽ được nhấn âm hơn những từ khác. Hãy xem xét câu sau:

We want to go

Bạn có phát âm mọi từ của câu với âm lượng như nhau không? Tất nhiên là không. Chúng ta sẽ phát âm những từ quan trọng với âm lượng lớn hơn những từ còn lại. Vậy những từ quan trọng trong câu trên là từ nào? Chính là WANT và GO.

We WANT to GO.
We WANT to GO to WORK.
We DON'T WANT to GO to WORK.
We DON'T WANT to GO to WORK at NIGHT.

Với mỗi câu, bạn sẽ phải học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng. Người bản ngữ thường chỉ nghe những từ quan trọng mà hiểu được cả câu. Và bạn cần hiểu về trọng âm cầu và học cách sử dụng chính xác để có thể nghe hiểu được ngay cả khi người đối diện đang nói với tốc độ nhanh đến chóng mặt. Trọng âm câu cực kỳ quan trọng.

Bí mật số 3: Nghe! Nghe! Và nghe


Nhiều bạn nói rằng: “Tôi không nghe đài BBC vì nó nói nhanh quá, không nghe được mấy nên chả hiểu gì”. Nếu thế thì thật đáng tiếc! Chính vì nó quá nhanh với bạn, bạn không hiểu được nội dung nên bạn cần phải nghe. Bạn sẽ không thể tiến bộ được nếu bạn không chịu tập luyện nghe.
Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có hiểu được ngôn ngữ của mình không? Khi bạn 3 tuần tuổi, 4 tháng tuổi hay 1 năm tuổi, bạn có hiểu được mọi thứ xung quanh không? Chắc chắn là không. Nhưng bạn đã bắt đầu học để hiểu bằng cách nghe. Luyện nghe nói tiếng Anh là điều kiện tiên quyết giúp bạn cải thiện khả năng đọc viết. Bạn đã học ngôn ngữ của chính mình bằng cách nghe 24h mỗi ngày. Sau đó bạn bắt đầu học nói, rồi học đọc, và học viết. Nhưng đầu tiên là phải học nghe.

Muốn sử dụng tiếng Anh như một người bản ngữ, bạn hãy học như một đứa trẻ bắt đầu học ngôn ngữ mẹ đẻ.

Bí mật số 4: Đừng nghe!


Bí mật số 3 thì phải nghe thật nhiều, bí mật số 4 lại nói đừng nghe. Thế là sao nhỉ?Bạn có biết sự khác biệt giữa động từ to Listen và to Hear? To Listen là chủ động. To Hear là bị động. Nhiều khi bạn đã Listen quá chăm chú. Bạn quá cố gắng để nghe. Nhưng nhiều lúc chỉ cần Hear thôi lại tốt hơn. Hãy bật đài, TV, nhưng bạn đừng cố Listen, bạn hãy Hear một cách thư giãn. Khi đó tiềm thức của bạn sẽ nghe hộ bạn. Bạn vẫn đang học một cách vô thức. Còn nếu bạn cố nghe, cố để hiểu, bạn có thể vấp phải nhiều từ mới, nhiều từ không nghe được và trở nên nản lòng. Cách tốt hơn là hãy bật các chương trình tiếng Anh trên đài, TV và bạn không cần làm gì cả. Bộ não sẽ Hear giúp bạn. Tiềm thức sẽ Listen giúp bạn. Và bạn sẽ học được rất nhiều.
Những điều bí mật tưởng rất đơn giản nhưng có lẽ bây giờ bạn mới biết. Hãy lưu ý học theo 4 bí quyết này, chắc chắn khả năng nghe nói tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên luyện nghe nói tiếng Anh đòi hỏi bạn phải có môi trường để thực tập sự tự tin và tương quan lẫn nhau. Trung tâm đào tạo TODAY với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn Hóa-Giáo Dục-Khoa Học UNESCO đã thiết kế chương trình Luyện nghe nói tiếng Anh với người nước ngoài nhằm nâng trình độ nghe nói tiếng Anh của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các bạn có thể xem thông tin tại: Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài

25/3/11

Kinh nghiệm luyện thi TOEIC


Để đạt được kết quả mong muốn, ngoài các kiến thức đã học bạn nên chuẩn bị cho mình một số kinh nghiệm luyện thi TOEIC, không nên để đến gần kỳ thi mới lên kế hoạch ôn tập. Hãy tìm cho mình những bộ sách luyện thi TOEIC đáng tin cậy, hoặc tìm một lớp luyện thi TOEIC trước khi tham gia kỳ thi, hoăc bạn cũng có thể tham khảo một số kinh nghiệm luyện thi TOEIC từ người quen. Chọn thời gian học vào một khoảng cố định trong ngày và lặp đi lặp lại việc ôn tập hằng ngày sẽ nhanh chóng nâng cao điểm số của bạn. Trong bảy phần bài thi TOEIC, không nên dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một phần thi TOEIC cụ thể nào vì mỗi phần cần có những chú trọng riêng.


Thành thạo từ vựng là một phần trong kinh nghiệm luyện thi TOEIC của nhiều người. Những từ điển điện tử sẽ làm việc học từ của bạn trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, nhưng bạn sẽ không thể nhớ được từ nếu không dành một chút nỗ lực cho việc hiểu và nhớ nó. Bạn cũng không nên học từ mới theo một danh sách các từ, mà cần có một cuốn sổ tay nhỏ và viết tất cả từ mới vào đó trong khi học. Sau mỗi tuần học, bạn viết một bức thư hoặc bài luận ngắn và sử dụng tối đa các từ đã học trong một tuần đó. Bạn nên trau dồi vốn từ vựng về các chủ đề như du lịch, ngân hàng, sức khỏe, nhà hàng, văn phòng... Việc học những thành ngữ và những diễn đạt thông dụng liên quan đến các chủ đề này cũng không thể bỏ qua.

Có thể có những mảng ngữ pháp bạn chưa nắm vững, phải củng cố hơn những vấn đề đó. Internet cũng là một trong những công cụ hỗ trợ việc học tập của bạn rất tốt. Trong mỗi câu hỏi TOEIC thường có ít nhất hai phương án nhiễu (phương án sai nhằm đánh lạc hướng thí sinh). Vì vậy trong quá trình rèn luyện kinh nghiệm luyện thi TOEIC bạn hãy liệt kê danh sách các loại phương án nhiễu ra để giúp mình quen với việc nhận dạng chúng.

Bạn cũng có thể thu âm giọng đọc của mình để xem giọng của mình như thế nào. Chịu khó xem tivi, nghe đài, những mẩu quảng cáo, tin tức về thời tiết, về tình trạng giao thông bằng tiếng Anh... để nâng cao thêm khả năng của bản thân

P/S : Để nâng cao kiến thức và kinh nghiệm luyện thi TOEIC, hoặc cải thiện phần nghe nói trong bài thi của bạn, hãy

Đăng ký Luyện Thi TOEIC hoặc Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên nước ngoài

21/3/11

6 Lời khuyên khi học Tiếng Anh



One of the reasons why we need to be able to speak English nowadays is because the world is becoming smaller. Thanks to the internet and our developing global economy, more and more people are using English as a common way to communicate with each other. So now it has become unavoidable that companies and large businesses will need to employ people who can speak more than their own native language. That is where English comes in. It is now officially considered as an international language.


Of course learning anything is difficult and English is no exeption. However, there are general rules to make this situation easier:

1. Learning Enghlish takes time and patience. It can not be rushed. Try to relax and take it easy.

2. You must start with a strong foundation or base and slowly build on it, day by day.

3. You must view English as a part of your body just as you would, an arm or a leg. It must become a part of your every day life. Daily practice is very important.

4. Do not worry about mistakes! In fact the more mistakes you make, the more you will learn from them. Just like learning to ride the bike, sometimes you fall off. What do you do? You get back on and try again.

5. Do not look at English as just another subject, your attitude to English and the way you view it will decide how well you progress.

6. Two most important words you need to remember when learning English are PRACTICE and CONFIDENCE. Practice English every day and be confident. You will find that the more you use English the better your English will become, and the more confident you become then the more you will want to use it.

Finally, make it the rule to tell yourself : I CAN DO IT!!!

18/3/11

Quy tắc nối vần trong Anh văn giao tiếp


1. Phụ âm đứng trước nguyên âm

Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, đọc nối phụ âm với nguyên âm. Ví dụ “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/ma:k k٨p/). Tuy nhiên, điều này không phải dễ, nhất là đối với những từ tận cùng bằng nguyên âm không được phát âm, ví dụ: “leave (it)” đọc là /li:v vit/; “Middle (East)”, /midl li:st/,… Hoặc đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el lei/; “MA” (Master of Arts), /em mei/…

Lưu ý: khi một phụ âm có gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at someone”, bạn phải chuyển âm /f/ thành /v/ và đọc là /la:v væt/.

2. Nguyên âm đứng trước nguyên âm

Điều này có thể rất mới mẻ với nhiều người. Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:

- Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “O”Wink, ví dụ: “OU”, “U”, “AU”,… bạn cần thêm phụ âm “W” vào giữa. Ví dụ “do it” sẽ được đọc là /du: wit/.

- Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên) ví dụ: “E”, “I”, “EI”,… bạn thêm phụ âm “Y” vào giữa. Ví dụ: "I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.

Bạn thử áp dụng 2 quy tắc này để phát âm: USA /ju wes sei/, VOA /vi you wei/, XO /eks sou/,…

3. Phụ âm đứng trước phụ âm

Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Ví dụ “want to” (bao gồm 3 phụ âm N, T, T cùng nhóm sau răng đứng gần nhau) sẽ được đọc là /won nə/.

4. Các trường hợp đặc biệt

- Chữ U hoặc Y, đứng sau chữ cái T, phải được phát âm là /ch/, vd: not yet /’not chet/; picture /’pikchə/.

- Chữ cái U hoặc Y, đứng sau chữ cái D, phải được phát âm là /dj/, vd: education /edju:’keiòn/.

- Phụ âm T, nằm giữa 2 nguyên âm và không là trọng âm, phải được phát âm là /D/, vd. trong từ tomato /tou’meidou/; trong câu I go to school /ai gou də sku:l/.


Sự nhầm lẫn Tai Hại









Sự nhầm lẫn tai hại trong giao tiếp
Các bạn xem có phát hiện được sự nhầm lẫn trong video này ko nhé!