Con đường thành công

Cách đi thế nào hợp lý ...

60 giây Bạn làm được những gì?

Chúng ta ai cũng biết rằng .

Học giao tiếp tiếng Anh

Tìm phương pháp hiệu quả

Nâng cao giá trị bản thân

Bạn biết rằng giá trị bạn được nâng cao ...

Bí quyết tăng lương

Làm sao để tăng lương, thăng tiến

8/10/12

Chia sẻ một phương pháp 60 giây nói tiếng Anh



Chúng ta ai cũng biết rằng biết thêm một ngôn ngữ là một lợi thế. 
Trong thời đại kinh tế hiện nay, chúng ta càng phải biết và giỏi tiếng Anh, bởi vì :
- Giao tiếp tiếng Anh tốt, trình độ và tầm nhìn của bạn được mọi người đánh giá cao.
- Tiếng Anh mang đến cho bạn sự tự tin, năng động và thái độ sống tích cực, chiếm lĩnh kiến thức hàng đầu.
Nắm bắt được thật nhiều cơ hội giao thương tốttiếp cận dễ dàng những luồng tư duy và thông tin mới nhất.
- Được trả lương cao và có thêm thật nhiều mối quan hệ đẳng cấp.
- Bạn sẽ thăng tiến, thành công, giàu có và hạnh phúc hơn.
Đâu đó trên từng ngõ phố, con hẻm Bạn cũng đã từng bắt gặp 1 em bé, 1 người bán vé số, 1 người chạy xe ôm, 1 ông lão, bà lão... nói Tiếng Anh lưu loát.
Còn tiếng Anh của Bạn thì sao?
Các trở ngại của hầu hết mọi người trong việc giao tiếp tiếng Anh
·       Không tự tin trong giao tiếp, đặc biệt khi nói với người nước ngoài?
·       Lo âu vì các lỗi ngữ pháp?
·       Hồi hộp với cách phát âm?
·       Khi bạn càng lo lắng, càng hồi hộp, bạn sẽ thấy tiếng Anh của bạn trở nên thật tệ hại, thật khủng khiếp…
·       Khi bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi trong việc học tiếng Anh với những giáo trình, bài tập, ngữ pháp, kiểm tra… 
Tất cả làm bạn Căng thẳng? Tuyệt vọng?  
Bạn phải nói tiếng Anh cực đỉnh.
Bạn đang tìm giải pháp? Mình thấy phương pháp 60 giây giúp Bạn giải quyết vấn đề trên.
Phương pháp 60 giây giao tiếp tiếng Anh giúp Bạn tự tin giao tiếp tiếng Anh và thành công trong công việc và cuộc sống.

 Bạn có thể trải nghiệm phương pháp này theo thông tin sau


Giao tiếp tiếng Anh với 60 giây
(Điều kiện học: trình độ A, Toeic 200 – 350 trở lên)

Thứ 4
 lúc 18h30 đến 20h
Hàng tuần

140.000 vnd/ buổi/hv
Còn lại 0 vnd

Thật tuyệt vời, được kiểm tra khả năng giao tiếp tiếng Anh và miễn phí.
 
Hotline 0902 300 426

 Chúc bạn thành công.

31/7/12

Nói tiếng Anh không cần ngữ pháp

Bạn đã học tiếng Anh từ hồi phổ thông, rồi trung học và đại học. Trong suốt thời gian đó bạn phải học ngữ pháp, bạn phải học các công thức, học thì, học cách đặt câu… rồi bạn viết câu đó ra giấy và đem nộp làm bài kiểm tra. Kết quả của bạn thật tuyệt vời, bạn có điểm cao nhưng thực tế là bạn chẳng “nói” được câu nào. Nếu như may mắn bạn nói được thì đó là sự lặp lại một câu mà bạn đã học thuộc. Và chẳng may nếu được hỏi lại bằng một câu hỏi khác thì bạn có một câu trả lời cũng rất tuyệt “I don’tknow” hoặc là “I don’t understand” và thế là kết thúc cuộc giao tiếp.

Vì vậy, câu hỏi của tôi là: Bạn có thể nói được tiếng Anh một cách dễ dàng, nhanh chóng và tự động ngay bây giờ?
- Nếu câu trả lời của không có, Tại sao không? Bởi vì bạn đã học tiếng Anh trong nhiều năm. Tại sao bạn không thể nói được tiếng Anh một cách nhanh chóng, dễ dàng và tự động, tại sao không? Bạn có câu trả lời cho chính mình chưa?
- Vâng, đó không phải lỗi của bạn thực sự. Lý do, câu trả lời cho hầu hết mọi người là bạn học những quy tắc ngữ pháp quá nhiều. Nếu bạn cứ mãi tậptrung vào quy tắc ngữ pháp, bạn sẽ vẫn khó khăn khi nói tiếng Anh.
- Tại sao khi bạn học ngữ pháp mà mọi việc vẫn tệ như vậy? Tại sao ngữ pháp không giúp bạn nói tiếng Anh tốt hơn? Bí mật rất đơn giản là khi bạn nghiên cứu quy tắc ngữ pháp, khi bạn tập trung vào các quy tắc ngữ pháp, bạn tập trung vào phân tích tiếng Anh và bạn chỉ mải mê vận dụng “khả năng nhìn” của bạn để phân tích chữ nghĩa mà quên dùng “khả năng nói” của mình để bắt chữ nghĩa trở thành những âm thanh sống động.
Nói cách khác, khi bạn suy nghĩ, tư duy về ngữ pháp, về thì quá khứ, thì hiện tại, tương lai, hiện tại hoàn thành, quá khứ hoàn thành…và tất cả chỉ biến trí óc bạn thành nơi “lưu trữ” thông tin chứ không thể trở thành “Cơ quan phát thanh và ngôn luận”.
- Một bí mật khác, bạn cứ thắc mắc tại sao bạn “VIẾT” được mà không “NÓI” được? Bạn viết rất tốt ư? Okay, tôi công nhận. Nhưng bạn có biết tại sao bạn viết tốt không? Bởi vì khi bạn viết tiếng Anh, bạn có thời gian. Bạn có thể đi từ từ, bạn nghiền ngẫm, bạn suy nghĩa, bạn tra từ điển,bạn kiểm tra ngữ pháp. Bạn có thể viết rất chậm, bạn có thể nghĩ về nó,bạn có thể xóa “mistakes”, bạn có thể “check speelings”. Bạn không cần phảiviết nhanh. Nhưng để nói, có thời gian không. Khi bạn NGHE – là lập tức bạn phải nói. Cho dù bạn có mấy quyển từ điển và ngữ pháp trong đầu nhưng bạn không có thời gian để mở chúng ra, không có thời gian để suy nghĩ về quy tắc, về thì hiện tại, tương lai. Mọi chuyện là phản ứng thật nhanh, khi bạn lắng nghe là bạn phải trả lời ngay. Khôngcó thời gian là điều không thể chấp nhận trong một cuộc giao tiếp. Nếu bạnđể ai đó phải chờ bạn quá lâu để bạn suy nghĩ, bạn chẳng có cơ hộ nói chuyện với họ đến câu thứ ba.
- Bạn vô cùng thắc mắc “Làm thế nào để người bản ngữ học ngữ pháp”? Bạn là người Việt Nam; thì giáo viên của bạn là người Mỹ; tất cả chúng ta khác quốc gia; khác ngôn ngữ nhưng chúng ta có01 điểm chung là chúng ta nói tiếng Mẹ đẻ của mình. Bạn hãy nhớ lại hồi nhỏ “cóbao giờ Cha Mẹ bạn dạy bạn ngữ pháp; chủ ngữ, vị ngữ, phân tích câu khi bạn nói tiếng Việt không? KHÔNG, chẳng bao giờ cả vậy mà bạn vẫn nói tiếng Việt một cách tuyệt vời và giáo viên bản ngữ của bạn cũng vậy. Vậy làm thế nào để chúng ta tìm hiểu các quy tắc ngữ pháp, để chúng ta nói đúng ngữ pháp? Bạn có biết bí mật nằm ở đâu không? Đó là vì chúng ta học hỏi thông qua lắng nghe, lắng nghe, lập lại, lập lại. Đó là một quá trình, thông qua việc nghe đúng ngữ pháp một lần nữa và một lần nữa ... rất nhiều đúng ngữ pháp. Vấn đề là thoạt đầu bạn cứ nói mà đừng quan tâm đến ngữ pháp. Khi bạn làm chủ ở mức độ đó rồi, bạn tự nhận ra lỗi ngữ pháp của bạn và bạn tự sửa nó. Rất tự động, rất đơn giản và nhẹ nhàng.
- Nếu bạn đồng ý với quan điểm của tôi và nhận thấy vấn để, thì bạn hãy hành động. Hãy nói tiếng Anh một cách chủ động và tự nhiên, không quan tâm đến ngữ pháp. Hãy học qua âm thanh của ngôn ngữ; giai điệu của ngôn ngữ và qua việc lặp lại của bạn, rồi thì bạn sẽ biết chính xác ngữ pháp là cái gì.

Đó là cách tôi đã bắt đầu học nói tiếng Anh sau hơn 10 năm học tiếng Anh ở nhà trường.
Sau đây tôi giới thiệu bạn một phương pháp 60 giây để giao tiếp tốt tiếng Anh


Thông tin khóa học 60 giây tại đây
Hannah Nguyen


30/7/12

NGỮ PHÁP – HAY TẬN HƯỞNG SỰ KỲ DIỆU CỦA NGHỆ THUẬT


Học tiếng Anh bằng Âm Nhạc
Tôi thấy rất nhiều bạn khi nghe một bài hát tiếng Anh hay là sẽ đi tìm lời cho của bài hát. Một số bạn chỉ tìm lời để tập hát, một số bạn mang lời bài hát “giải phẫu ngữ pháp” – và lúc ấy bài hát chẳng còn ý nghĩ gì hết.

Cũng như vậy, một số bạn coi phim với phụ đề với mong muốn học tiếng Anh và cũng “giải phẫu ngữ pháp” và khi xem xong bộ phim bạn thấy toàn bộ nhân vật trong phim giao tiếp với nhau thật kỳ cục, chẳng giống ai…

Vấn đề nằm chính ở bạn.

Bạn có thấy rằng, nếu bạn là người Nam, thỉnh thoảng bạn xem phim do diễn viên, đạo diễn ngoài Bắc làm, thỉnh thoảng bạn cũng “chẳng hiểu họ nói gì”… mà đó là bạn đang ở đất nước mình và nghe tiếng Mẹ đẻ. Bạn cũng thấy rằng việc này là hoàn toàn bình thường khi có sự khác biệt về chất giọng giữa các vùng miền. 

Và cũng vậy khi bạn xem phim, nghe nhạc tiếng Anh, việc bạn chẳng nghe được gì là điều hoàn toàn tư nhiên, không phải bạn dở mà là bạn chưa nghe quen mà thôi. Tôi chỉ xin bạn đừng “GIẢI PHẪU NGỮ PHÁP”, nếu bạn đang nghe nhạc, hãy đắm chìm vào giai điệu của bài hát, vào tiết tấu, hãy thả hồn vào thế giới của âm nhạc. Bạn nghe nhạc không chỉ bằng lỗ tai mà bằng cả trái tim, bằng toàn bộ cảm xúc. Hãy lắng sâu và tận hưởng.

Khi bạn xem một bộ phim, nếu bạn có phụ đề, đừng bị chi phối bởi phụ đề. Ngôn ngữ giới hạn lắm mà những gì phi ngôn ngữ sẽ có nghĩa hơn rất nhiều. Hãy cố gắng nắm bắt những “cuộc hội thoại phi ngôn ngữ” của diễn viên. Đó có thể là một ánh mắt, một cử chỉ thậm chỉ “cả những khoảng lặng” – đó là một cách giao tiếp đụng tới trái tim khán giả. 

Đừng bao giờ tập trung vào phụ đề và những điểm ngữ pháp trong đó. Hãy học cách họ sử dụng tiếng anh giao tiếp hàng ngày đơn giản như thế nào? Tự nhiên như thế nào? Dễ dàng như thế nào? Và trong mỗi bộ phim bạn hãy cố gắng xem xét vài ngữ cảnh với một “ngôn ngữ bình dân” họ sử dụng như thế nào. Hãy kiểm tra bằng từ điển cụm từ đó và học cách sử dụng.
Chúc bạn luôn sống trọn vẹn trong thế giới nghệ thuật của riêng mình.

Hannah Nguyen

TIẾNG ANH = TOÁN HỌC


Tôi thời kỳ tôi học tiếng Anh, cũng như hầu hất các bạn cùng trang lứa, trong giáo trình của mình và tập ghi chép của mình tiếng Anh là những công thức được đóng khung. Bạn nào “giàu có” thì bôi thêm bằng bút chì màu để thấy rõ sự khác biệt giữa công thức này và công thức kia.

Tôi đọc sách và thấy rằng, ai học không tốt toán thì sẽ có khả năng học ngôn ngữ?! Tôi thấy cũng được an ủi vì mình không giỏi toán chắc sẽ OK với tiếng Anh. Nhưng rồi tôi thấy TIẾNG ANH = TOÁN HỌC và mình dở đều 2 môn. Với tất cả những công thức ngữ pháp đó, tôi đã cố học, cố nhớ nhưng kết quả là tôi chẳng nói được câu tiếng Anh nào.

Việc đọc của tôi chỉ là đơn giản nhận ra mặt chữ và hiểu ý nghĩa của từ chứ bản thân từ đó chẳng cho tôi bất cứ một âm thanh nào. Điều đó dẫn đến việc tôi “điếc” luôn cả trong môn Anh Văn. Tôi tự trách móc mình là tại sao mình không làm được điều đơn giản đó? Vậy việc tôi học Anh Văn suốt 7 năm phổ thông rốt cuộc để làm gì? Không chỉ vậy, sau đó là 4 năm đại học nhưng rồi “câm điếc” hoàn hảo như nhau. Ngữ pháp, từ vựng, phát âm chỉ là nhưng “điều gì đó xa như giấc mơ”.

Tôi quyết tâm phải nói được tiếng Anh mà không phụ thuộc vào các công thức đó, cho tôi quyết tâm tự học theo cách của mình. Và tôi thấy tôi thật sự học tiếng Anh khi đứa con đầu lòng của tôi đang bập bẹ tập nói. Tôi nhận thấy, tôi chẳng phải dạy cho nó bất cứ một công thức nào, một mặt chữ nào, cũng chẳng phải giải thích điều gì… và một diều gì đó loé sáng. Tôi phải học tiếng Anh như một đứa trẻ.

Và thế là tôi cất hết sách vở, loại bỏ khỏi trí nhớ khỏi các công thức ngữ pháp… tìm cho mình một môi trường nói tiếng Anh, đặc biệt là nói với người nước ngoài. Và từ đó, tôi tìm mọi cách để giao tiếp với người nước ngoài. Khi nghe một câu tiếng Anh là tôi trả lời ngay lập tức… Lúc đầu, tôi hầu như chẳng bao giờ nghe được họ nói gì mà chỉ đoán nhưng tôi cứ nói. Và tôi biết rất nhiều lần tôi trả lời sai vì họ chẳng hiểu gì… Nhưng đó là giao tiếp, trong giao tiếp khi bạn nói, người nghe không hiểu họ sẽ hỏi lại bạn, và lần thứ hai, bạn sẽ trả lời tốt hơn.

Giả sử bạn biết rằng câu hỏi đó là thì quá khứ, mà bạn thì chẳng nhớ công thức vậy thì bạn hãy nói ý của mình và thêm vào thời gian cụ thể “hôm qua – yesterday”; chẳng hạn bạn nghe “What did you do yesterday?” Bạn biết à, hôm qua làm gì. Hôm qua bạn về thăm ba mẹ và bạn cứ nói “Yesterday, I visit my parents”. Chắc chắn bạn nói không đúng ngữ pháp nhưng họ hiểu. Đó chính là mấu chốt. Khi hiểu nhau, đó là giao tiếp.

Bạn chẳng thể giao tiếp thành công với một “mớ”, tôi xin lỗi khi chạm vào quan điểm của người khác, vâng chắc chắn bạn chẳng thể giao tiếp với một “mớ” ngữ pháp đóng khung và tô màu.

Vấn đề là bạn tự tin nói với tất cả những gì mình có, bạn tạo được phản xạ, bạn biết diễn đạt ý nghĩ của mình… khi bạn làm chủ tất cả những vấn đề này…một ngày không xa, bạn sẽ làm chủ toàn bộ ngữ pháp mà chẳng cần đóng khung thành công thức. Chỉ đơn giản vì tất cả những công thức đó sẽ trở thành đơn giản khi bạn làm chủ cuộc hội thoại.

Và lúc này bạn sẽ thấy lạ lùng khi quá nhiều người suốt ngày la lên “tôi không nói được tiếng Anh vì tôi không biết ngữ pháp”.

Vấn đề là hãy quên tất cả những khó khăn của bạn mà cứ mạnh dạn thực hiện bất kỳ cuộc giao tiếp nào, với bất kỳ ai và ở bất cứ nơi nào.

Chắc chắn bạn sẽ thành công.

Hannah Nguyen

30/6/12

CÁCH LUYỆN TẬP KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH

Cách học anh văn như thế nào để có thể giao tiếp nghe nói với người nước ngoài nhanh nhất, tự tin nhất và dễ dàng nhất?
Các bạn nghĩ xem trong các yếu tố: ngữ pháp / từ vựng / phản xạ / phát âm, yếu tố nào quan trọng nhất trong giao tiếp.

Để giao tiếp chúng ta phải có từ vựng, phải phát âm chuẩn, phải nắm vững ngữ pháp, phải phản xạ nhanh??? Nếu bạn cứ bị vướng với các vấn đề đó, bạn sẽ mãi mãi vẫn phải đau khổ với tiếng Anh của mình.

Lời khuyênbcủa tôi dành cho bạn là hãy thoải mái sử dụng tiếng Anh của mình, cho dù vốn từvựng của bạn chẳng bao nhiêu, bạn cũng chẳng nắm gì về ngữ pháp, dấu nhấn vàphát âm lại càng khó khăn với bạn…

Nhưng bạn hãy cứ quên hết tất cả những chuyệnđó trong giai đoạn đầu. BẠN NHỚ LÀ CỨ QUÊN HẾT VÀ HÃY NÓI VÔ TƯ NHƯ MỘT ĐỨA TRẺVỚI TOÀN BỘ KHẢ NĂNG ANH NGỮ CỦA MÌNH.
Vậy làm làm theo cách nào để bạn có thể học sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả nhất?

BẠN hãy cốgắng tạo ra các điều kiện sau cho chính mình:
- Khai thác tối đa sức mạnh của nguồn thông tin trực tuyến
- Tiếp cận từng bước trong việc NÓI tiếng Anh từ đơn giản đến phức tạp
- Chìm đắm hoàn toàn trong ngôn ngữ bạn đang học
- Thực tập thường xuyên, thường xuyên và thường xuyên.

Tôi sẽ chia sẻ với bạn từng vấn đề một, còn bây giờ bạn hãy dành vài phút để suy nghĩ bạn đang học tiếng Anh theo cách nào? Và hiệu quả ra sao? Bạn mong muốn trình độ bạn sẽ đạt được sau 6 tháng nữa?
Bạn muốn được trải nghiệm 60 giây nói tiếng Anh, có thể tham khảo giao tiếp tiếng Anh tại đây.

Hannah Nguyen (Today Education)

Tag: học tiếng Anh, luyện nghe nói tiếng Anh, ngữ pháp, văn phạm

28/2/12

Cafe Khởi Nghiệp - Hội thảo "Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian"

8h sáng Thứ bảy ngày 25 tháng 2 năm 2012, Hội thảo “Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian” do Trung Tâm UNESCO Văn Hóa Giáo Dục & Đào Tạo (UNESCO-CEP) phối hợp với CLB Cafe Khởi Nghiệp Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tổ chức- cùng với sự tài trợ của Trung Tâm Đào Tạo TODAY đã diễn ra thành công tốt đẹp. Hội thảo với sự góp mặt của các diễn giả khách mời đặc biệt đến từ UNESCO-CEP đã thu hút hơn rất nhiều  bạn sinh viên không những của Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn mà còn thu hút nhiều bạn trẻ từ các trường đại học khác.

Nhằm giúp các bạn trẻ đam mê, hoài bão, rút ngắn con đường đến với ước mơ của mình, các bạn trẻ năng động của trường Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn đã thành lập nên CLB Cafe Khởi Nghiệp được tổ chức định kì vào tháng.

Mỗi buổi Café khởi nghiệp là một chủ đề, một câu chuyện khác nhau đến từ các diễn giả. Bên tách café nồng nàn, qua những buổi chia sẻ, các bạn sinh viên sẽ dần hình thành tư duy , định hướng con đường khởi nghiệp đúng đắn đến việc học hỏi những bước đi cần thiết, kỹ năng quan trọng, những sai lầm cần tránh để giúp cho việc khởi nghiệp thành công.

Sau 2 năm hoạt động tích cực, chương trình Café khởi nghiệp đã thu hút được đông đảo bạn trẻ tham gia và để lại tiếng vang trong cộng đồng sinh viên ở nhiều trường đại học.


Tiếp nối thành công từ những chương trình trước, ngày 25/2/2012, Hội thảo "Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian" một lần nữa đã khép lại thành công tốt đẹp với phần trình bày của diễn giả đến từ UNESCO-CEP - Chuyên gia tâm lý Đạo diễn Lê Văn Hiển. Những bài học quý báu, cách diễn đạt gần gũi, dễ hiểu cùng sự chân tình- diễn giả đã thực sự mang đến một không khí hoàn toàn mới, trên hêt là  sự đồng cảm, sẻ chia…làm cho nội dung của bài học về giá trị thời gian càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết.


Đặc biệt hơn, tiết mục ảo thuật đặc biệt của ảo thuật gia David Liêm càng làm cho không khí hội thảo thêm sôi động, hấp dẫn.

Cùng đồng hành với chương trình, Trung Tâm Đào Tạo TODAY đã trao nhiều suất học bổng Luyện Nghe Nói Tiếng Anh Với Giáo Viên Nước Ngoài tại hội thảo với mong muốn mang đến cho các bạn nhiều phần quà có giá trị về vật chất cũng như tinh thần để tiếp thêm sức mạnh cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập và vươn đến tương lai.

Rất nhiều bạn mong muốn chân thành được giao lưu, học hỏi cùng với diễn giả Lê Văn Hiển trong nhiều chưong trình định kì tiếp theo  không chỉ ở qui mô Trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn mà còn có nhiều chương trình hội thảo ý nghĩa tương tự ở các trường đại học khác như: ĐH Luật, ĐH Bách Khoa….

Buổi hội thảo khép lại, song dư vị thoang thoảng của hương café hòa cùng không khí vui tươi, những bài học ý nghĩa của diễn giả vẫn còn mãi trong các bạn sinh viên.

Một số hình ảnh của buổi hội thảo: