Con đường thành công

Cách đi thế nào hợp lý ...

60 giây Bạn làm được những gì?

Chúng ta ai cũng biết rằng .

Học giao tiếp tiếng Anh

Tìm phương pháp hiệu quả

Nâng cao giá trị bản thân

Bạn biết rằng giá trị bạn được nâng cao ...

Bí quyết tăng lương

Làm sao để tăng lương, thăng tiến

24/12/10

Ring ... ring ... ring ! Merry Christmas

Chào Bạn ,
       Chúc Bạn Noel vui vẻ, hạnh phúc. Chúc vui : Noel sắp đến rồi, ông già Noel sẽ mang đến : 01 yêu, 02 nhớ, 03 thương, 04 thích, 05 bao dung, 06 tha thứ, 07 chung tình, 08 hạnh phúc, 09 tốt đẹp. Ông già Noel sẽ phù hộ cho bạn nếu bạn gửi tin này đến 10 người bạn của mình, sau 10 ngày may mắn sẽ đến với bạn. Noel vui vẻ - chia sẻ niềm vui
You are special, you are unique; may your Christmas be also as special and unique as you are! Merry Christmas!
(Bạn thật đặc biệt. Bạn thật tuyệt vời! Chúc Giáng Sinh của bạn cũng đặc biệt và tuyệt vời như bạn vậy).


Vào năm 1818, tại Obemdort, một làng nhỏ thuộc miền Toyrol nước Áo, lúc mọi người đang rộn rã trang hoàng máng cỏ, cây Giáng sinh chuẩn bị đón Noel thì cha Joseph Morh, phó xứ đạo sau khi di tản trở về, liền lên gác đàn thì mới hay cây phong cầm đã bị chuột cắn rách hết thùng gió, các sách hát cũng bị thất lạc hết không còn cuốn nào.
Cha rất lo lắng bởi đêm Giáng Sinh mà không có tiếng hát thì quả là buồn. Không biết làm gì hơn, cha viết ngay một bài thơ tiếng Đức "Stille Nacht, Heilige Nacht" (nghĩa là đêm yên tĩnh, đêm lành thánh và đã ngưng tiếng súng và cũng là đêm chúa Giáng sinh).
.... xem thêm tại đây

Cám ơn Bạn rất nhiều !

Merry christmas - Noel vui vẻ, hạnh phúc


Bài ca Giáng sinh
ra đời như thế nào?
Vào năm 1818, tại Obemdort, một làng nhỏ thuộc miền Toyrol nước Áo, lúc mọi người đang rộn rã trang hoàng máng cỏ, cây Giáng sinh chuẩn bị đón Noel thì cha Joseph Morh, phó xứ đạo sau khi di tản trở về, liền lên gác đàn thì mới hay cây phong cầm đã bị chuột cắn rách hết thùng gió, các sách hát cũng bị thất lạc hết không còn cuốn nào.
Cha rất lo lắng bởi đêm Giáng Sinh mà không có tiếng hát thì quả là buồn. Không biết làm gì hơn, cha viết ngay một bài thơ tiếng Đức "Stille Nacht, Heilige Nacht" (nghĩa là đêm yên tĩnh, đêm lành thánh và đã ngưng tiếng súng và cũng là đêm chúa Giáng sinh). 



Cha sai người đem đến cho ông Gruber, ông bạn già cũng là ông giáo dạy trường làng. Ông giáo đã thức suốt đêm sáng tác với cây đàn ghi ta cũ của mình. Bài hát này phổ nhạc cho hai giọng nam.
Vào lễ nửa đêm, lúc cha ở Obemdort bước ra cung thánh để cử hành thánh lễ, cả thánh đường lần đầu tiên không nghe tiếng phong cầm thân thuộc mà lại nghe tiếng hát của Joseph Mohr và Franz X.Gruber hát bài thánh ca mới sáng tác của họ.
Bài thánh ca tuyệt diệu của Gruber hay đến nỗi mọi người cũng bị thu hút hát theo một cách say sưa và dễ dàng.
Mùa xuân đến, người thợ sửa đàn được mời tới, sau khi sửa xong ông ta cần một bản nhạc để thử đàn. Cha đưa bài "Stille Nacht". Dạo xong bản nhạc, ông thợ sửa đàn mê ngay bài nhạc tuyệt vời này. Ông ta nài cha cho phép được chép lại cho các con ông. Họ đã soạn bằng bốn bè tổng hợp, năm sau tại Viên (Áo) dàn hợp xướng này chiếm được giải nhất.
Theo tiếng đàn phong cầm, bài ca lan đi khắp nơi, nước Áo rồi nước Đức… Người ta còn kể rằng, trong Đại chiến thế giới thứ II, nhân đêm hưu chiến lễ Giáng sinh, lính Đức đã bắc loa từ chiến lũy mình là Siegfried sang chiến lũy Maginot của Pháp mà hát bài Giáng sinh này, hay đến nỗi quân lính Pháp ra khỏi chiến hào mà thưởng thức.
Bài "Stille Nacht, Heilige Nacht" được John Freeman Young thuộc giáo phái Tin lành Methodists dịch sang tiếng Anh là "Silent Night, Holly Night".
Năm 1830, vua nước Saxe khi được nghe bản nhạc đã cho người đi tìm tác giả, các nhạc sĩ phải qua ba chặng đường tìm kiếm mới biết tác giả bài ca "Giáng sinh" nổi tiếng kia là một ông già sống khiêm tốn ở vùng Obemdort. 
Bài "Sille Nacht" đến Việt Nam đầu năm 1948 do một linh mục mang từ Pháp về. Bài ca Giáng sinh này được dịch ra hàng trăm thứ tiếng, phổ biến khắp nơi.
(sưu tầm)





We wish you a merry Christmas
We wish you a merry Christmas
We wish you a merry Christmas
And a happy New Year.
Glad tidings we bring
To you and your kin;
Glad tidings for Christmas
And a happy New Year!

We want some lucky cookies
We want some lucky cookies
We want some lucky cookies
Please bring it right here!
Glad tidings we bring
To you and your kin;
Glad tidings for Christmas
And a happy New Year!

We won't go until we get some
We won't go until we get some
We won't go until we get some
So bring it out here!
Glad tidings we bring
To you and your kin;
Glad tidings for Christmas
And a happy New Year!

We wish you a Merry Christmas
We wish you a Merry Christmas
We wish you a Merry Christmas
And a happy New Year.
Glad tidings we bring
To you and your kin;
Glad tidings for Christmas
And a happy New Year!

22/12/10

Quy tắc phát âm trong tiếng Anh bài 03

Tiếp theo bài quy tắc phát âm.


Quy tắc phát âm trong tiếng Anh bài 02

Rèn luyện phát âm tiếp theo.




Quy tắc phát âm trong tiếng Anh bài 01

Bạn xem và rèn luyện.

Cách học 100 từ mới mỗi ngày

 
Bước 1 : Đầu tiên bạn nên học theo chủ đề cho dễ học ( khuyến cáo nên mua quyển bài tập từ vựng tiếng anh của Xuân Bá , có hình ảnh và bài tập đi kèm , rất dễ nhớ ) . Nên học theo chủ đề bởi vì chúng sẽ giúp bạn liên tưởng tốt hơn và đồng thời cũng dễ nhớ hơn . 
 
Bước 2 :Bạn chỉ nên học các từ đơn giản từ 1 đến 2 âm tiết vì các từ nhiều âm tiểt khác trở lên .Đa phần là từ ghép . 
Vd: waterfall = water( nước ) + fall( ngã ) = thác nước
football = foot( chân ) + ball ( bóng ) = đá bóng

Tuy nhiên , vẫn còn 1 số ngoại lệ

Vd : butterfly = butter ( bơ ) + fly ( bay hoặc con ruồi ) = con bướm
screwdriver = screw ( ốc vít ) + driver ( người lái xe ) = tua vít

Trong trường hợp này , tốt nhất bạn nên sử dụng trí tưởng tượng ( tưởng tượng là yếu tố then chốt của trí nhớ) càng cụ thể , nhiều hình ảnh sinh động và càng quái dị thì ... càng tốt .
Vd : butterfly . Bạn hãy hình dung , một con bướm đang bay liệng tung tăng thì một miếng bơ thơm ngon từ đâu bay đến trúng luôn vào com bướm làm nó được ướp nguyên 1 màu vàng và bạn tưởng đó là 1 miếng bơ lạ cho vào mồm nhai nhóp nhép . ( lạy chúa con đang đói )


Bước 3 : Học các tiếp đầu ngữ và tiếp vị ngữ, ngữ căn . Tiếp đầu ngữ là những từ được thêm đằng trước từ để làm rõ nghĩa thêm . Tiếp vị ngữ cũng tương tự nhưng là ở phía sau .
( để học cái này , bạn nên mua quyển dạy đọc nhanh của tony buzan , ở đó tổng hợp tất cả 3 cái trên , rất hữu ích ) .

Vd : mis ( sai ) + understand ( hiểu ) = misunderstand ( hiểu nhầm )
under ( dưới ) + ground ( mặt đất ) = underground ( dưới mặt đất )


garden ( làm vườn ) + er ( chỉ điều kiện or hoạt động ) = gardener ( người làm vườn )
work ( làm việc ) +er ( như trên ) = worker ( công nhân )

Sự kết hợp giữa bước 2 và 3 :

Vd : goal( khung thành ) + keep ( giữ ) + er ( chỉ đk or hoạt động ) = goal ( khung thành ) + keeper ( người giữ ) = thủ môn
Bước 4 :Chia tất cả các từ cùng 1 chủ đề thành từng nhóm nhỏ ( có điêm tương đồng ) để dễ học và không bỏ sót từ nào .


vd : basketball , football , footballer , goalkeeper , runner , baseball , ..
Chia làm 2 nhóm : nhóm 1 các môn thể thao : basketball , baseball , football
nhóm 2 vận động viên : runner , goalkeeper , footballer .


Bước 5 : Phải học thường xuyên và có tính kiên trì .

Hiện tại đây là 1 số cách cơ bản , dành cho cả dân chuyên và không chuyên tiếng anh . Có thể bạn chưa đạt được mức 100 từ / ngày ngay lập tức nhưng nếu cứ làm đều đều thì mình nghĩ giới hạn ko chỉ dừng lại ở 100 từ đâu .
ĐỪNG MONG ĐIỀU GÌ SẼ THAY ĐỔI BẠN TRỪ KHI CHÍNH BẠN TỰ THAY ĐỔI ĐIỀU ĐÓ.

(sưu tầm)

Làm thế nào để phát triển ý cho một bài luận?

Đa số giáo viên thấy không thoải mái trong việc đọc và nhận xét những bài luận của học sinh bởi vì có rất nhiều bài luận sáo rỗng, không đủ ý và không có ý hay, hoặc thậm chí là nội dung những bài luận rất giống nhau đặc biệt là khi họ cùng viết về một chủ đề. Ngược lại, học sinh cũng tỏ ra không hứng thú với việc viết luận vì họ thường không nghĩ ra được nhiều ý để viết. 
 
Vậy vấn đề ở đây là gì? Làm thế nào để hướng dẫn học sinh viết luận một cách tự nhiên? Điều quan trọng chính là ở quá trình phát triển ý và những thông tin thu thập được trong bài viết của học sinh.
Hầu hết học sinh phát triển ý bằng cách suy nghĩ rất nhanh trong vòng 5 tới 10 phút, liệt kê khoảng 3 hoặc 4 ý sau đó viết nháp ngay. Tất nhiên, quá trình này được yêu cầu đặc biệt đối với các bài viết có giới hạn về thời gian, ví dụ như bài kiểm tra. Nhưng chính cách viết kiểu này khiến những ý tưởng trở nên hời hợt chứ không thực sự sâu, thiếu sự sáng tạo.

Vậy có những cách nào để phát triển ý một cách hiệu quả? Những sách dạy viết thường liệt kê các bước như sau: động não, liệt kê, móc nối các ý, tư duy bằng bản đồ hay tập hợp tất cả các ý lại, phác thảo một dàn ý đại cương, đặt câu hỏi, ghi chép lại, nhìn đề bài và viết thành bài luận.

Viết tự do: Điều này có nghĩa là bạn viết hết tất cả những ý tưởng của bạn về một chủ đề. Đừng bao giờ lo lắng rằng bạn viết như thế này là đúng hay sai, cũng đừng quá lo lắng về những lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi dùng từ, cách tổ chức, sắp xếp các ý hay cấu trúc câu. Bạn có thể viết tự do theo những cách như: liệt kê, tổng hợp hay viết một cách đơn giản. Viết tự do cũng có nghĩa là bạn có thể ghi chép lại bất kỳ một ý tưởng nào xuất hiện trong suy nghĩ của bạn. Để làm tốt bước này, điều quan trọng là bạn nên có một quyển sổ ghi chép nhỏ.

Có hai điều thuận lợi cho bạn khi bạn thực hiện bước viết tự do này. Để viết một bài luận hay hoàn toàn không phải là dễ, nó đòi hỏi bạn phải làm việc hết sức chăm chỉ. Viết tự do tạo cho bạn làm quen dần với việc viết một cách thoải mái, không phải lo lắng, suy nghĩ nhiều trước khi bạn bắt đầu bước sang viết nháp bài luận của mình. Điều này có nghĩa là viết tự do giúp cho bạn thoát khỏi sự bế tắc trong viết luận. Thứ hai, viết tự do giúp bạn thoát khỏi những suy nghĩ lộn xộn. Bằng cách viết ra tất cả những ý tưởng, chúng ta sẽ giảm nhẹ được những suy nghĩ trong đầu, và tự do thoải mái nghĩ nhiều hơn nữa về chủ đề. Dù thế nào đi nữa thì viết ra những ý tưởng còn dễ hơn việc cố gắng sắp xếp chúng trong đầu.

Đọc: Đọc những bài đọc liên quan tới chủ đề bạn đang viết (như trong sách, báo, hay các nguồn trên mạng) sẽ giúp bạn có được một nguồn thông tin phong phú. Những người khác viết được những gì về chủ đề của bạn? Những ý tưởng của bạn có liên quan gì tới những gì họ viết không? Mục đích của bạn có khác với họ không? Làm thế nào để bạn kết hợp một vài ý hay của họ vào bài của bạn? Với những câu hỏi trên, việc đọc sẽ khuyến khích suy nghĩ của bạn và có thể cung cấp nhiều ý tưởng hay cho bài luận.

Nói chuyện với những người khác: Hãy sẵn lòng và vui vẻ chia sẻ những ý tưởng của bạn về chủ đề viết với những người khác. Bạn có thể chia sẻ với những người bạn cùng trang lứa, những người thân trong gia đình, giáo viên của bạn hay thậm chí là với chính bản thân bạn. Ngay sau khi thảo luận, hãy xem lại bài viết tự do của bạn để ghi chép thêm những ý tưởng mới.

Với các bước viết luận đã trình bày ở trên, hy vọng rằng những bài luận của các bạn sẽ không còn sáo rỗng và thiếu ý nữa. Chúc các bạn thành công với những bài luận!

 ( sưu tầm )

Cách viết đơn xin việc bằng tiếng Anh


Bất luận là nhà tuyển dụng có yêu cầu hay không, ứng viên thời hội nhập vẫn nên gửi một bức thư xin việc bằng tiếng Anh, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ,...
 
Trước hết, phải tuân thủ nguyên tắc trình bày thư đã quen thuộc với hầu hết người nước ngoài, đó là thứ tự và căn chỉnh các đoạn. Để tránh rườm rà, hãy thực hiện căn trái toàn bộ nội dung, dùng font chữ chân phương, chẳng hạn Times New Roman (13 points). Bên trên cùng, ghi địa chỉ liên lạc và số điện thoại của bạn, sau đó đến ngày viết thư, rồi tên người nhận.
Nội dung thư được trình bày trong diện tích còn lại của trang A4, nên ngắn gọn, rõ ràng.

Văn phong tiếng Anh có đặc thù là đi vào mục đích chính ngay khi mở đầu nội dung. Vì vậy, bạn nên “đặt tên” thư bằng một dòng in nghiêng, mở đầu bởi từ dẫn Reference, ví dụ: Re: Salesman post (Dự tuyển vị trí nhân viên bán hàng). Chú ý, câu này sẽ được sắp xếp ngay sau địa chỉ người nhận và trước khi bắt đầu trình bày thư.

Tổ chức nội dung thư có nhiều cách khác nhau và còn tuỳ thuộc vào các yếu tố: kiến thức cá nhân của người viết, yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, để tránh lan man, chỉ nên gói gọn lại trong 3 đoạn, lần lượt nói về nguyên nhân đăng ký thi tuyển, những hiểu biết về chuyên môn của bạn và một số điểm mạnh cá nhân (thông minh, nhanh nhẹn, sẵn sàng công tác xa...).

Kết thúc thư, hãy khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn được gặp trực tiếp họ trong một buổi intervew (I am looking forward to an intervew at your office).


Dưới đây là một mẫu khá thông dụng để bạn tham khảo:

Nguyen Van A
68 Vo Thi Sau, Q1, HCM
Tel: 0908

May 10, 2010

ABCD Enterprise

Attn: Human Resources Manager

Re: Salesman post

Dear Sir,

In reply to your advertisement in the Newspaper, I am pleased to enclose my C.V to apply for the Salesman position of your office in HCMC.

From my C.V, you will see that, I graduated from Foreign Trade University with a good bachelor degree. I have a good command of Vietnam economic and social situation, and I am confident in doing business.

At present, I am working for....

In addition, I am active and enthusiastic. I am willing to learn and do what takes to get a job done well even under pressure or on far mission.

I am looking forward to an interview at your office.

Yours faithfully,

Nguyen Van A



( sưu tầm )

21/12/10

Beat about the bush

VÒNG VO TAM QUỐC, KHÔNG ĐI THẲNG VÀO TRỌNG TÂM VẤN ĐỀ
(Beat about the bush: đập quanh bụi cây)


Khi đi săn lợn rừng, lúc cam go nguy hiểm nhất không phải là lúc đối diện trực tiếp với con thú, mà là lúc đi tìm kiếm nơi ẩn náu của nó. Giới quý tộc ( noblemen ) thích đi săn nhưng lại không muốn tự mình thực hiện phần công việc nguy hiểm này. Bởi vậy họ mới bỏ tiền ra thuê những thanh niên địa phương đi lùng sục khắp trong rừng, khắp các đầm lầy ( swamps ), khua động ầm ĩ để xua lợn về phía thợ săn.

Giống lợn lòi ( boars ) to khoẻ, và hung hăng. Bộ nanh bén như dao cạo ( razor-sharp teeth ) của chúng là một thứ vũ khí chết người ( lethal weapons ). Những người đi xua lợn, vốn không được trang bị súng ống ( unarmed beaters ), thường kiêng dè những lùm cây thấp rậm rạp ( dense clumps of undergrowth ), nơi có thể đang có lợn lòi trú ngụ. Nhiều người chỉ dám dùng cây đập chung quanh ( beat about the bush ) để gây tiếng động, chứ không dám xông thẳng vào lùm. Lâu ngày, cụm từ beat about the bush ( đập vòng quanh bụi cây ) trở thành một thành ngữ để chỉ mọi thủ thuật né tránh, dù là trong lời nói hay hành động.

Sưu tầm

Áo Tắm Hai Mảnh

ÁO TẮM HAI MẢNH
(Bikini)

Vào năm 1947, lần đầu tiên người ta bày bán các hiệu thời trang loại áo tắm phô bày hầu như toàn bộ các đường cong hấp dẫn trên cơ thể người phụ nữ (to reveal practically every asset of a woman’s figure). Trong khi nghĩ cách đặt tên cho loại trang phục bốc lửa này (daring garment), các nhà thiết kế nhận thấy cánh mày râu khi gặp nó lần đầu tiên thường có phản ứng giật nảy người như thể nó là một quả bom nguyên tử sắp nổ (reacted like it was an atomic bomb).

Thì ra vào năm 1946, các nhà khoa học dùng nhóm đảo Marshall để thực hiện các thí nghiệm có tầm quan trọng lớn (crucial experiments). Sau khi sơ tán 147 cư dân địa phương (natives) đến Rongerik, chỉ huy chiến dịch Các Ngả Tư (operation Crossroads) William.H.R.Blandy đã dùng đảo san hô (atoll) Bikini trong nhóm các hòn đảo này để thử nghiệm bom nguyên tử.

So sánh tác động (impact) của loại áo tắm mới này đối với cánh mày râu và những sự kiện rung chuyển thế giới (world-shaking events) ở ngoài khơi Thái Bình Dương, các chuyên gia về thời trang nhất trí lấy luôn tên đảo Bikini, nơi đầu tiên thử nghiệm bom nguyên tử, đặt tên cho áo. Và thế là loại trang phục như tàng chứa bên trong sức bùng nổ dữ dội này (explosive garment) đã có tên, và cái tên ấn tượng ấy kể từ đó không hề có sự thay đổi nào, ngoại trừ việc người ta không cần phải viết hoa (the dropping of capitalization) như khi viết tên hòn đảo.

6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh

Vì muốn giỏi tiếng Anh, bạn “cày” ngày đêm với các chồng sách cao ngất, đăng ký học các lớp học tại các trung tâm ngoại ngữ…nhưng kết quả cuối cùng bạn vẫn thấy nản chí vì học chẳng vào. Vậy đâu là lý do khiến bạn học tiếng Anh mãi mà chưa giỏi?

1 . Bạn rất sợ khi phải nói tiếng Anh?

Một nhược điểm lớn nhất của người học là rất sợ mỗi khi phải nói tiếng Anh. Nên nhớ rằng nếu bạn không mắc lỗi có nghĩa là bạn không học được gì. Khi giao tiếp với người nước ngoài chắc chắn dù là người nói tiếng Anh rất khá vẫn có thể mắc những lỗi nhỏ. Điều quan trọng là bạn hãy “speak without fear” và biết cách “learn from mistakes” sau mỗi lần mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.
2. Chưa biết cách tạo ra cho mình một môi trường học tiếng Anh

Kinh nghiệm của những người học giỏi tiếng Anh là phải biết cách tạo cho mình một môi trường học tiếng Anh. Vậy môi trường học tiếng Anh là gì? đơn giản là một môi trường mà bạn có thể đọc, nghe tiếng Anh ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ bạn có thể học từ vựng bằng cách ghi từ ra các mẩu giấy và dán ở những nơi mà bạn hay nhìn thấy nhiều nhất. Khi đã học thuộc các từ này rồi bạn có thể thay bằng các từ mới khác. Khi đi ra ngoài bạn hãy chịu khó để ý tới những biển báo, tên công ty, biển quảng cáo…có ghi chú bằng tiếng Anh và suy ngẫm tại sao các cụm từ lại được viết như vậy? Bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ để thực tập nói và nghe người khác nói. Cùng bạn bè thành lập nhóm để học và thảo luận. Gửi mail tiếng Anh với các học viên khác để thực tập viết...Bằng các cách này, ngày nào bạn cũng học được một vốn từcấu trúc kha khá mà không cảm thấy quá vất vả như ngồi ghi ghi chép chép.

3. Chưa xác định cách học phù hợp

Gần đây Global Education nhận được rất nhiều thư từ các bạn học viên, phàn nàn về việc mình đã học rất chăm chỉ mà tại sao vốn tiếng Anh vẫn không khá hơn được. Học ngoại ngữ là cả một quá trình tu luyện, yếu tố “chăm chỉ” rất quan trọng nhưng xác định cho mình một cách học phù hợp mới là yêu tố quyết định. Bạn hoàn toàn có thể chọn cách học riêng mà mình yêu thích.
Ví dụ: Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh, các bản tin tiếng Anh. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể xem các bộ phim có phụ đề bằng tiếng Anh, sưu tầm các hình ảnh có phụ đề bằng tiếng Anh hoặc đọc các tạp chí bằng tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh….và sẽ còn rất nhiều cách học riêng mà các bạn có thể chọn để phù hợp với mình nhất thay vì học theo lối mòn truyền thống là ghi chép và học thuộc lòng.

4. Nối mạng để học tiếng Anh? Chưa cần thiết!

Internet đã mang lại rất nhiều lợi ích cho con người trong mọi lĩnh vực và cả việc học ngoại ngữ cũng không phải là một điều xa lạ. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không nối mạng? Trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người chọn cách học tiếng Anh qua mạng thay vì đến các lớp trực tiếp. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website học tiếng Anh trực tuyến hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và thậm chí cả tiếng Anh giao tiếp….

5. Học từ vựng một cách máy móc và không hệ thống
Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Để học từ vựng, bạn đừng học từ "chết" bằng cách viết nhiều lần một từ trên mặt giấy mà nên học từ trong câu. Bạn sẽ nhớ từ đó lâu hơn và còn biết cả cách sử dụng chúng nữa. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Người nói giỏi là người biết vận dụng vốn từ vựng mà mình biết trong khi có người biết rất nhiều từ nhưng lại không biết đặt câu. Vận dụng càng nhiều thì vốn từ vựng càng phong phú. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:
Chủ đề: Friend, work, love, family…
Động từ và danh từ đi liền kề: earn money, do homework vv…
Động từ kép: to grow up, to turn on, to take care vv...
Ngữ cố định: according to me, in my point of view, by the way…
Thành ngữ: as cool as cucumber, go cold turkey, pull up your socks vv…Ngữ có giới từ: in summer, at mealtime, in January, in 2009 …

6. Chào thua “sự kiên trì”

Học ngoại ngữ không giống nhiều các môn học khác đó là rất cần sự kiên trì. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy nản lòng khi học mãi mà không hiểu, và chính điều này sẽ khiến bạn đầu hàng ngay lập tức với những khó khăn. Bạn nên nhớ sự thành công thường đạt được nhờ vào sự kiên trì và không bao giờ bỏ cuộc ngay cả khi người khác nói “không thể làm được”. Khi bạn tự tin nói tiếng Anh tức là bạn đã vượt qua khó khăn và chán nản ban đầu và bạn sẽ thấy ham thích môn ngoại ngữ này lúc nào không hay.
Khắc phục và tự hoàn thiện những yếu điểm này, bạn sẽ thấy để “giỏi tiếng Anh” cũng không đến nỗi quá xa so với sức của mình. Chúc các bạn luôn tự tin và sớm thành công!

(Theo GE)


Qui tắc viết hoa trong tiếng anh


1. Viết hoa chữ cái đầu câu
Ví dụ:

· There is something wrong with this cheese. (Hình như miếng bơ này bị hỏng rồi).

2. Viết hoa đại từ nhân xưng “I”
Ví dụ:

· If I see her, I will give her your message. (Nếu tôi gặp cô ấy, tôi sẽ chuyển cho cô ấy lời nhắn của bạn).

3. Viết hoa danh từ riêng
Ví dụ:

· I visited California on my vacation. (Kì nghỉ này tôi sẽ đi nghỉ tại California).

· She gave Peter a present on his birthday. (Cô ấy tặng Peter một món quà nhân dịp sinh nhật anh ấy).

Có khá nhiều nguyên tắc liên quan đến danh từ riêng. Nói chung thì danh  từ riêng thường là danh từ chỉ người, địa danh, vật, vật nuôi, tổ  chức….và danh từ riêng luôn luôn phải viết hoa. Dưới đây là một số  nguyên tắc cụ thể:

a) Viết hoa những từ “North, South, East, West” khi nó là

một phần trong tên bang, tên nước, v.v nhưng không viết hoa khi là các từ chỉ phương hướng:

Ví dụ :

· We are planning a vacation in South Africa. (Chúng tôi định đi nghỉ tại Nam Phi).

· My friend lives in South Carolina. (Bạn tôi sống ở South Carolina).

· She lives in southern Europe. (Cô ấy sống ở phía nam Châu Âu).

b) Viết hoa tên tổ chức, hội, nhóm:

Ví dụ :

· The Neighborhood Players are presenting a musical next week. (Nhóm  nhạc Neighborhood Players sẽ có buổi biểu diễn vào tuần tới).

· Vietnam tried its best to become a member of the World Trade  Organization. (Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để được gia nhập Tổ chức  Thương mại Thế giới).

c) Viết hoa tên thương hiệu:

Ví dụ:

· My niece loves Bossy clothes. (Cô cháu gái tôi rất thích quần áo của hãng Bossy).

d) Viết hoa tên một giai đoạn lịch sử:

Ví dụ:

The Dot Com Era lasted far shorter than many people expected. (Kỷ nguyên Chấm Com tồn tại ngắn hơn người ta tưởng).

e) Viết hoa tên sự kiện:

Ví dụ:

· I went to the Tomato Growers Conference in Salinas last weekend. (Cuối  tuần trước tôi đã tham dự Hội thảo Những Người Trồng Cà chua).

f) Viết hoa những chữ viết tắt của một tên cụ thể:

Ví dụ:

· According to the research of WB, Vietnam’s growth rate continues  increasing. (Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt  Nam tiếp tục tăng trưởng).

g) Viết hoa danh từ chung đại diện cho cả một nhóm, một tầng lớp:

Ví dụ:

· Karl Marx said the power of Communist Party is the Worker. (Karl Marx  cho rằng sức mạnh của Đảng Cộng sản là giai cấp Công nhân).

h) Viết hoa tên các vị thần, bao gồm thánh Allah, Vishnu, God, v.v.  Nhưng từ “god” không viết hoa nếu nó được sử dụng để chỉ tư tưởng sùng  bái nói chung hay để chỉ nhiều vị thánh:

Ví dụ:

· Wotan is one of the gods in Wagner’s Ring Cycle. (Wotan la một vị thánh trong Wagner’s Ring Cycle).

· I prayed that God would bring the happiness for me. (Tôi cầu Chúa sẽ mang hạnh phúc đến cho tôi).

4. Viết hoa tên thứ, tháng, kì nghỉ, không viết hoa tên mùa
Ví dụ:

She flew to Dallas in September. (Cô ấy đã bay đến Dallas vào tháng Chín).

Do you have any time on Monday? (Bạn có rảnh vào thứ Hai không?)

I love skiing in winter. (Tôi thích đi trượt tuyết vào mùa đông).

5. Viết hoa tên nước, ngôn ngữ, quốc tịch
Ví dụ:

I have lived in Italy for 10 years. (Tôi đã sống ở Ý được 10 năm rồi).

Have you ever had any really expensive French wine? (Bạn đã bao giờ có một chai rượu Pháp đắt tiền chưa?)

Do you speak Russian? (Bạn có nói được tiếng Nga không?)

6. Viết hoa tên các mối quan hệ trong gia đình
Ví dụ:

Have you given Mom her present yet? (Anh đã tặng Mẹ quà chưa?)

7. Viết hoa chức danh khi nó đứng trước tên riêng
Ví dụ:

Have you spoken to Vice President Smithers yet? (Anh đã nói chuyện với ngài Phó chủ tich Smithers chưa?)

Peter Smith was elected mayor in 1995. (Ông Peter Smith được bầu làm thị trưởng vào năm 1995).

5. Viết hoa lời chào đầu thư và cuối thư :
Ví dụ:

Dear Mr. Smith, (Kính gửi ngài Smith).

Best regards, (Kính thư).

6. Viết hoa từ đầu tiên khi bạn trích dẫn, ngay cả khi nó ở giữa câu

Ví dụ:

The last time I talked to Peter he said, “Study hard and get to bed  early!” (Lần cuối cùng tôi nói chuyện với Peter, anh ấy khuyên, “ Hãy  học hành chăm chỉ và đi ngủ sớm).

7. Viết hoa danh từ, đại từ, động từ, tính từ và trạng từ trong tiêu đề

Ví dụ:

How to Win Friends and Influence your Neighbors. (Làm thế nào để nổi  trội hơn bạn bè và gây tầm ảnh hưởng tới những người hàng xóm).

8. Viết hoa từ đầu tiên của mỗi dòng thơ

Ví dụ:

Roses are red

Hoa hồng màu đỏ

Violets are blue

Vi-ô-lét màu trời

I think I said

Tôi nghĩ tôi đã nói

He’s in love with you!

Anh ấy yêu em!
Nguồn sưu tầm

Học tiếng Anh theo phương pháp Crazy English!

Anh văn là một môn học cực kỳ quan trọng trong thời kỳ hiện nay,hiện nay có rất nhiều phương pháp học anh văn khác nhau,ở đây mình xin giới thiệu đến các bạn một phương pháp học rất đặc biệt mà mình mới mò được trên mạng,các bạn cùng tham khảo hen...Cố gắng đọc,tuy hơi dài nhưng rất thú vị!


Nguồn gốc

   Phương  pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt (Crazy English) là phương pháp do một  giáo viên người Trung Quốc tên là Lý Dương khởi xướng ra. Lúc đầu,  phương pháp Crazy English không được ủng hộ bởi nó đi ngược lại các mô  hình và khái niệm giảng dạy truyền thống. Không những thế, Crazy English  còn phải chịu sự khinh miệt và ghê tởm của nhiều người Trung Quốc  truyền thống, những người luôn yêu mến bản sắc phương Đông về sự kiềm  chế, khiêm tốn và điều độ. Nhưng Lý Dương vẫn không bỏ cuộc, ông kiên  trì phát triển, tuyên truyền phương pháp này qua các học trò của mình,  và dần thu được những thành công cực kỳ to lớn. Cho đến bây giờ, Crazy  English đã trở thành phương pháp học tiếng Anh của hơn 20 triệu người ở  Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn một trăm hãng thông tấn từ 30  nước, bao gồm cả từ Mỹ, Canada, Australia đã phỏng vấn ông, và đài  truyền hình NHK của Nhật Bản đã làm một chương trình phát hình trực tiếp  về phương pháp Crazy English. Một bộ phim tài liệu về ông đã được làm.  Sau đây, chúng ta sẽ cùng làm quen với những tư tưởng của phương pháp  học tiếng Anh thú vị này.
  

Nguyên lý
   Phương pháp Crazy English dựa trên nguyên lý rằng đơn vị cơ bản trong giao tiếp là câu. Trong mỗi tình huống giao tiếp, chỉ có một số lượng nhất định câu được sử dụng, chỉ cần nắm vững được các câu này là có thể giao tiếp tốt trong tình huống đó. Crazy English khuyên nên học thuộc các câu. Câu được học thuộc cả về ngữ âm, ngữ điệu, chữ viết và ý nghĩa, trong đó đặc biệt chú trọng đến ngữ âm và ngữ điệu. Và như vậy, người học sẽ nghe được một câu hoàn chỉnh, từ đó cũng nói được một câu hoàn chỉnh, đồng thời có thể luyện được cách phát âm chuẩn của cả câu. Theo cách truyền thống, người ta học từ vựng, rồi sử dụng ngữ pháp nối các từ thành câu để sử dụng, cách thức như thế sẽ bó buộc ngôn ngữ vào một cái khung chật chội, trong lúc ngôn ngữ luôn thiên biến vạn hóa, nhiều “tiếng lóng” và nghĩa bóng, mà ngữ pháp chính quy không thể theo sát và biểu đạt nổi. Vì vậy, chỉ có cách học thuộc lòng cả câu thì mới nắm vững được toàn bộ ý nghĩa cũng như các sắc thái biểu cảm của câu đó.

Crazy English đưa ra lý luận rằng, chỉ cần học thuộc một số lượng mẫu câu nhất định thì sẽ giao tiếp được bằng tiếng Anh: học 500 câu cơ bản – giao tiếp được bằng tiếng Anh, học 5000 câu cơ bản – viết văn được bằng tiếng Anh, học 50000 câu cơ bản – trở thành một nhà ngôn ngữ học tiếng Anh. Khi tích lũy đủ một số lượng câu nhất định, thì trình độ tiếng Anh của người học sẽ tự nhiên giỏi lên bất ngờ.

Lý Dương cho rằng, học thuộc là “phương pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai. Ông quan niệm: “Sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu; Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ; Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt; Trước lạ sau quen”. Học thuộc phải học thuộc triệt để, tức là đến khi ngấm vào máu thịt không thể nào quên. Để học thuộc được như vậy thì phương pháp tốt nhất là lặp đi lặp lại thật nhiều lần, 100 lần, 1000 lần, … đến mức có thể “buột miệng nói ra bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên. Giống hệt những bậc đại sư võ thuật luyện võ vậy!

Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp hình thành khả năng ngôn ngữ. Trí nhớ hình thành sau hàng trăm, hàng ngàn lần “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Chính trí nhớ này sẽ quyết định cho khả năng tiếng Anh của một người.

  
Như vậy, phương pháp học tiếng Anh cuồng nhiệt của Lý Dương dựa trên hai nguyên lý:

   - Thứ nhất, câu là đơn vị cơ bản trong giao tiếp tiếng Anh, do đó học tiếng Anh tức là học câu.
- Thứ hai, học thuộc lòng triệt để là phương pháp tốt nhất để học tiếng Anh.

  
   Phương  pháp của Lý Dương xuất phát từ một thực tế đó là trong các tình huống  giao tiếp tiếng Anh hàng ngày thì mọi người sử dụng câu để giao tiếp với  nhau, và mỗi tình huống chỉ sử dụng một số lượng câu nhất định. Như vậy  phương pháp này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và trở lại đáp ứng thực  tiễn. Đồng thời nó còn dựa trên việc ứng dụng quy luật chuyển hóa từ sự  thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Thể hiện cụ thể đó chính  là tư tưởng học thuộc bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần để hình thành  “trí nhớ cơ bắp”, cũng như việc tích lũy vốn câu học thuộc để quyết định  khả năng tiếng Anh giỏi hay kém.
  
Phương pháp, cách thức cụ thể

   Từ  những nguyên lý cơ bản và các cơ sở triết lý trên, Lý Dương đưa cách  thức và trình tự tiến hành học theo Crazy English cụ thể như sau:
  
- Chuẩn bị tâm thế

   Phải  chuẩn bị tâm thế bằng cánh nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học  tiếng Anh. Phải coi tiếng Anh là quan trọng nhất, quan trọng hơn cả việc  ăn uống, ngủ, nghỉ. Phải luôn tự tin với trí nhớ của mình, không quan  tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay không, chỉ quan tâm đến việc bạn  đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần lặp lại đủ số lần, thì có thể đạt đến mức độ  “buột miệng nói ra được”. Luôn luôn tâm niệm kiên trì sẽ sáng tạo nên  kỳ tích.
  
- Mỗi ngày học thuộc 5-10 câu

   Mỗi  ngày học thuộc 5 -10 câu cơ bản. Cách thức học theo trình tự như sau:  đầu tiên là nghe băng để nhận biết âm chuẩn, nói chậm theo âm chuẩn,  cuối cùng là nói nhanh cả câu trong một hơi. Việc học thuộc theo cách  thức trên được thực hiện bằng cách đọc to và lặp đi lặp lại nhiều lần.  Việc đọc to sẽ giúp cho việc rèn luyện cơ miệng để nói đúng âm chuẩn.  Việc luyện nói nhanh, nói lướt câu trong một hơi để luyện khả năng cảm  nhận câu thông qua ngữ âm, ngữ điệu. Vì thông thường trong giao tiếp  nhiều lúc khi đối tượng nói nhanh, nói lướt ta không nghe được hết nhưng  cảm nhận được âm điệu của câu vẫn biết đó là câu gì, có ý nghĩa gì.  Việc lặp đi lặp lại nhiều lần là nhằm để đạt đến mức độ học thuộc triệt  để, ăn sâu vào trí não không thể quên được và khi cần có thể buột miệng  nói ra. Viết các câu ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc, mọi nơi. Quá  trình học phải liên tục không ngừng nghỉ, và nhất thiết phải học theo  băng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
  
- Mỗi tuần học thuộc một bài văn

   Mỗi  tuần ít nhất học thuộc một bài văn. Chỉ cần bạn mỗi tuần học thuộc làu  làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói được tiếng Anh một  cách lưu loát, và khi đó thi cử chỉ còn là chuyện vặt. Để học thuộc đoạn  văn cũng không ngoài phương pháp lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ  học thuộc. Mỗi bài khóa đọc thuộc toàn bài, nhưng chỉ chọn một đoạn để  học thuộc lòng “làu làu như cháo chảy”, tốt nhất có thể viết ra được.  Như vậy rất có lợi cho thi cử! Nên tránh việc chỉ đọc qua một vài lượt  rồi nghĩ hiểu là được rồi, như thế là cực kỳ sai lầm. Phương pháp học  chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi được “tố chất  não” chúng ta, hiểu chỉ dừng lại ở tầng nông của trí nhớ mà thôi. Hiểu  rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng hơn nhiều!
  
- Thời gian một lần học không cần vượt quá 5 phút!

   Thời  gian một lần học thuộc lòng không cần vượt quá 5 phút! Bí quyết của  việc học thuộc lòng là: “Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa”. Mỗi lần ăn một ít,  ăn làm nhiều lần! Không nên ép mình một lần phải học thuộc hết, chỉ cần  tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được. Tốt nhất mỗi ngày có thể  tranh thủ được thời gian rảnh để lặp lại từ 20 lần trở lên! Người càng  bận rộn, càng phù hợp với việc học thuộc lòng, bởi vì những người bận  rộn có rất nhiều thời gian vặt vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian  của họ rất cao: trên đường đi công tác, giờ giải lao giữa hội nghị,  trước và sau 3 bữa ăn,… Có thể vừa chạy vừa học, vừa nhảy vừa học, cũng  có thể đọc thầm.
  
   Kiên  trì học thuộc lòng trong vòng 3 tháng sẽ đạt được khả năng ghi nhớ phi  phàm. Trung bình mỗi ngày học thuộc lòng 5 câu, một tháng học thuộc 150  câu, ba tháng học thuộc 450 câu là có thể cơ bản giao tiếp được bằng  tiếng Anh. Hơn nữa, khi học một câu thì có thể suy ra 10 câu tương tự.  do vậy học thuộc lòng 100 câu thì có thể sử dụng được 1000 câu,…
  
   Trên  đây là những hướng dẫn cách thức, phương pháp cụ thể để học tiếng Anh  theo phương pháp Crazy English của Lý Dương. Mặc dù có những yếu tố đi  ngược lại quan niệm dạy và học tiếng Anh từ trước đến nay, nhưng Crazy  English đã dựa trên những cơ sở rất khoa học và khách quan, và có thể áp  dụng vào việc dạy học tiếng Anh để nhằm đem lại kết quả cao hơn. Tính  đúng đắn của nó cũng đã được kiểm nghiệm trong thực tế.
  
Cách học thuộc:
 
  1. - Nghe băng
  2. - Đọc chậm, to, rõ, chính xác
  3. - Đọc lướt nhanh cả câu
  4. - Lặp đi lặp lại 100 lần      => buột miệng nói ra được => nên mới gọi là crazy
  Phương châm: "cần cù hơn thông minh"

Sau đây là các quy tắc mà tác giả Lý Dương đúc kết được:  
45 Quy tắc vàng nhanh chóng đột phá Crazy English

1.
Phương pháp học ngoại ngữ tốt nhất, tiên tiến nhất chính là ở Trung Quốc:
Thứ nhất, sách đọc nhiều lần tự khắc sẽ hiểu.

Thứ hai: Đọc thuộc 300 bài thơ Đường, không biết làm thơ cũng biết ngâm thơ.
Thứ ba: Bài viết đọc nhiều, viết văn hay tuyệt.
Thứ  4: Trước lạ sau quen! Tôi tin tưởng rằng, mọi người đều biết câu danh  ngôn đó, nhưng điều đáng tiếc là, không có mấy người làm được! Vì thế mà  những người thành công mãi mãi vẫn là thiểu số.

2.
“Học thuộc” là “phương  pháp duy nhất” học tốt tiếng Anh, tuyệt đối không có cách thứ hai! Cần  tổ chức cuộc thi học thuộc lòng giữa giáo viên và học sinh vào mỗi  tháng, thậm chí mỗi tuần!

3.
Cuộc  đời tôi thay đổi nhờ vào sự học thuộc lòng! Bản thân vốn thi lại tiếng  Anh 3 lần, tôi đã quyết tâm chinh phục tiếng Anh, thế là tôi tìm những  bài văn tiếng Anh và bắt đầu học thuộc. Không ngờ rằng bài văn hơn 1000  từ đó lại có đến những hơn 300 từ mới, nhưng tôi không có rút lui. Tôi  cắn răng chịu đựng, tra từ điển một cách điên cuồng mất gần hai ngày,  sau đó lại điên cuồng học thuộc mất đến 6 ngày. Cho đến bây giờ tôi vẫn  có thể đọc thuộc được bài văn đó, bài văn này quả đã hoàn toàn làm thay  đổi tôi.

4.  Vì sao làm bài tập điền trống khó, bài tập đọc hiểu khó, viết bài luận  khó, chính là do bởi vì từ trước đến nay các bạn chưa “học thuộc một  cách hoàn toàn”. Không “học thuộc một cách hoàn toàn” thì không thể nào  có được cảm giác về ngôn ngữ được.

5.
Cảm giác ngôn ngữ chính là biến số của đọc to và đọc thuộc.

6.
  Các bạn học sinh không thích đọc thuộc bài khóa có những lý do chính  đáng dưới đây: Thứ nhất, bài khóa khó học, thứ hai: học xong lại quên;  thứ ba: không có thời gian học thuộc; thứ 4: học xong không có ích mấy  cho thi cử. Những lý do này đều rất đầy đủ!

7.
Năm bí quyết học thuộc:
   A,  ngày nào cũng học, không được ngừng lại dù chỉ một ngày, giống như ăn  cơm vậy; như vậy, cảm giác về ngôn ngữ của bạn ngày nào cũng đều được  nâng cao!
  
   B: Nhất định cần phải đọc theo băng, như thế mới có thể đảm bảo được hiệu quả tốt nhất.

   C: học thuộc rồi vẫn tiếp tục phải học nữa, cho đến khi nào nó dường như ngấm vào máu thịt mới thôi.

   D: Hãy tận dụng những thời gian vặt vãnh của bạn để học, như vậy hiệu quả sẽ là tốt nhất.

   F: Hãy viết ra giấy và mang theo bên mình mọi lúc mọi nơi.
   8. Tâm  thái tốt nhất để học thuộc: Thứ nhất, hãy tràn trề tự tin với trí nhớ  của mình; thứ hai, không nên quan tâm đến việc bạn có thể học thuộc hay  không học thuộc, chỉ quan tâm đến việc bạn đã lặp lại đủ chưa! Chỉ cần  lặp lại đủ, thì bài khóa cho dù khó đến mấy chăng nữa vẫn có thể buột  miệng nói ra được!

9.  Bài khóa học không thuộc được không có liên quan gì đến chỉ số IQ của  bạn cả, chỉ là bởi vì bạn lặp lại vẫn chưa đủ nhiều mà thôi! Chỉ cần lặp  lại một cách cuồng nhiệt, thì đều có thể học thuộc được bài khóa.

10.  Phương pháp tôi ủng hộ đó là: Lăp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên sẽ học  thuộc! Có gieo hạt tất có thu hoạch! Nhất định sẽ thành công! Lặp lại  nhiều lần, muốn quên đi cũng khó! Không cần phải có áp lực tinh thần!

11.  Cần học thuộc lòng triệt để! “Học thuộc triệt để” chính là lặp lại 100  lần, thậm chí 1000 lần, đạt được đến mức có thể “ buột miệng nói ra bất  cứ lúc nào, bất cứ ở đâu”, hơn nữa suốt đời cũng không thể quên! Giống  hệt những bậc đại sư võ thuật vậy!

12. Mỗi tuần ít nhất cần “học thuộc triệt để” một bài văn!

13.  Sự thành công của việc học tiếng Anh kì thực rất dễ, chỉ cần bạn mỗi  tuần học thuộc làu làu một bài văn, một năm sau nhất định bạn sẽ nói  được tiếng Anh một cách lưu loát, đương nhiên, thi cử lúc đó chỉ còn là  chuyện vặt.

14.  Tôi không tán thành học thuộc toàn bộ bài khóa! Quá lãng phí thời gian!  Tôi tán thành: Đọc thuộc toàn bài, chỉ học thuộc long một đoạn! Mỗi một  bài khóa nhất định cần chọn lấy một đoạn để học thuộc “làu làu như cháo  chảy” Tốt nhất có thể viết ra được! Như vậy rất có lợi cho việc thi cử!

15. Phương pháp mà chỉ cần đọc qua một vài lượt, cứ nghĩ rằng hiểu là được rồi là phương pháp học “cực kì sai lầm”.

16.  Phương pháp học chỉ hiểu mà không thể đọc thuộc lòng không thể thay đổi  được “tố chất của não” chúng ta, hiểu cũng chỉ có thể dừng lại ở tầng  nông mà thôi. Hiểu rất quan trọng nhưng học thuộc lòng càng quan trọng  hơn nhiều!

17.  Sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều dựa vào học thuộc  lòng! Người có trình độ tiếng Ạnh tốt đều nhờ vào “sự nỗ lực học thuộc  lòng” mà thành công!

18.  Lưu Tường kì thực “mỗi ngày đều học thuộc lòng”, bởi vì mỗi ngày anh ấy  đều lặp lại cùng một động tác; Dương Lợi Vĩ ngày nào cũng đều học thuộc  lòng, bởi vì ngày nào anh ấy cũng luyện tập lại những “động tác mà anh  đã rất quen thuộc”; Các ngôi sao ca nhạc ngày ngày cũng đều đang học  thuộc lòng, bởi vì nhiều năm trở lại đây họ đều hát đi hát lại có mấy  bài! Nhưng do luyện tập nhiều lần nên họ ngày càng hát hay, ngày càng  làm tốt!

19.  Học thuộc có thể “nâng cao rõ rệt” được khả năng ghi nhớ! Những vĩ nhân  trong lịch sử đều “thong qua học thuộc” mà đạt được khả năng ghi nhớ  phi thường!

20. Luôn mang theo một quyển sách, “mọi lúc  mọi nơi” đều có thể đọc to và học thuộc lòng một cách cuồng nhiệt, khả  năng ghi nhớ của bạn nhất định sẽ có những thay đổi vĩ đại. Chỉ cần kiên  trì một thời gian, bạn sẽ đạt được “khả năng siêu việt nhìn lướt cũng  khó quên”.

21. Học thuộc lòng chính là điểm mấu chốt giúp  hình thành khả năng ngôn ngữ! Chỉ có học thuộc lòng mới có thể chính  thức nắm vững được ngôn ngữ, đạt đến được cảnh giới “buột miệng nói ra”.

22. Học thuộc lòng có thể kích hoạt từ vựng và ngữ pháp! Học thuộc lòng giúp mang lại sức sống cho từ vựng và ngữ pháp.

23. “Học thuộc lòng một cách máy móc” chính là  cơ sở của bồi dưỡng sức sáng tạo và giáo dục tố chất, bởi vì chỉ có  “chết đi” mới có thể “sống lại”.

24. Lặp lại chính là sức mạnh. Sức mạnh sáng tạo nên kì tích.

25. Nền giáo dục Do Thái đã bồi dưỡng ra rất  nhiều người giành giải thưởng Nobel, nền giáo dục của họ chính là “lấy  việc học tập kiểu ghi nhớ làm trung tâm”, nhấn mạnh “đọc to nhiều lần”!

26. Học thuộc lòng có tác dụng to lớn đối với  việc nâng cao khả năng lý giải, khả năng ghi nhớ và khả năng biểu đạt,  cả ba khả năng này đều được nâng cao đồng thời! Nghe được tin tốt lành  này vậy bạn hãy lập tức bắt đầu học thuộc đi!

27. Học thuộc một bài văn “khó” “tốt hơn gấp 100 lần” học thuộc những bài văn đơn giản.

28. Nhất định cần phải tràn đầy tự tin đối mặt  với khó khăn, cũng chính là những bài văn khó! Bài văn khó đến đâu đi  chăng nữa cũng sẽ không chịu đựng nổi sự lặp đi lặp lại từ 20 đến 30 lần  1 ngày, càng đọc tình cảm của bạn đối với nó càng trở nên sâu đậm, càng  đọc càng đơn giản, cuối cùng tất cả đều chỉ là “chuyện vặt”!

29. Sách đọc trăm lần, Ý tự hiện ra. Có thể  đọc được 100 đã có thể trở thành thiên tài rồi, đáng tiếc là đại đa số  mọi người chỉ muốn hoặc chỉ biết đọc 1 hoặc 2lượt, nên họ đành trở thành  những người bình thường!

30. Việc học thuộc lòng của tuyệt đại số học  sinh đều thuộc dạng “tưởng thuộc nhưng chưa thuộc”, chưa hề triệt để một  chút nào, chưa hề tình nguyện một chút nào, số lần lặp lại “còn lâu mới  đủ”, như thế không có ích mấy cho việc học tiếng Anh, hơn nữa chỉ làm  lãng phí thời gian mà thôi.

31. Trí nhớ hình thành sau trăm ngàn lần  “luyện tập lặp đi lặp lại” gọi là “trí nhớ cơ bắp”. Học thuộc triệt để  giúp hình thành “trí nhớ cơ bắp” vĩ đại.

32. Khi vừa bắt đầu học thuộc “tương đối khó  khăn” (reciting is extremely difficult in the beginning.), nhưng khả  năng ghi nhớ trong quá trình học thuộc lòng, sẽ “dần dần được nâng cao”!  Bạn sẽ càng học càng thông minh! Nhất định không được hoài nghi bản  thân mình (Never doubt yourself!)

33. Chỉ cần bạn “kiên trì” học thuộc lòng  trong 3 tháng, bạn nhất định sẽ đạt được “khả năng ghi nhớ phi phàm!”  Suốt đời bạn sẽ không phải phiền não vì khả năng ghi nhớ của mình nữa!

34. Thời gian một lần học thuộc lòng không cần  vượt quá 5 phút! Bí quyết học thuộc lòng là: Ăn ít nhưng ăn nhiều bữa!  Mỗi lần ăn một ít, ăn làm nhiều lần!

35. Không nên ép mình một lần phải học thuộc  hết, chỉ cần bạn tranh thủ “hễ rảnh thì học thuộc lòng” là được rồi!  Đương nhiên, tốt nhất mỗi ngày có thể “tranh thủ thời gian vặt vãnh” để  lặp lại từ 20 lần trở lên!

36. Người càng bận rộn, càng phù hợp với việc  học thuộc lòng, bởi vì những người bận rộn có rất nhiều thời gian vặt  vãnh, hơn nữa hiệu suất sử dụng thời gian của họ rất cao! Trên đường đi  công tác, giờ giải lao giữa hội nghị, trước và sau 3 bữa ăn…

37. Dùng phương pháp học thuộc lòng để điều  tiết các môn Toán, Lý, Hóa hiệu quả cũng đặc biệt tốt! Toán học học mệt  rồi, vật lý học mệt rồi, hóa học học mệt rồi, đều có thể tiến hành “học  thuộc lòng một cách cuồng nhiệt”!

38. Khi học thuộc lòng có thể rất cuồng nhiệt,  cũng có thể rất yên tĩnh! Có thể vừa nhảy vừa học, vừa chạy vừa học,  cũng có thể đọc thầm!

39. Giáo viên không học thuộc bài khóa là  “giáo viên không đủ tiêu chuẩn”! Hi vọng rằng các thầy cô giáo khi đọc  xong đừng tức giận! Những giáo viên học thuộc bài khóa không những có  thể dạy tốt tiếng Anh, mà còn có thể nói tiếng Anh rất lưu loát.

40. Để khiến cho trình độ tiếng Anh của mình  “không ngừng nâng cao”, để nêu một “tấm gương sáng ngời” cho học sinh  noi theo, người giáo viên nhất định phải gương mẫu học thuộc trước tiên!

41. Trước khi lên lớp nhất định cần đọc to một  bài văn ngắn một lượt, hoặc một đoạn của bài văn, nêu một tấm gương  sáng chói cho học sinh, để cho giáo viên và học sinh cùng bước vào  “trạng thái Anh ngữ” cuồng nhiệt! Nếu có thể làm được như vậy, ngôi  trường này nhất định sẽ là ngôi trường học tiếng Anh tốt nhất toàn Trung  Quốc!

42. Học thuộc lòng có thể nâng cao nhanh chóng  “khí chất” của một cá nhân! Làm một người có khí chất phi phàm chính là  ước mơ của mỗi người! Hãy cùng bắt đầu cuồng nhiệt học thuộc lòng nào  các bạn ơi!

43. Học thuộc lòng là một thói quen vĩ đại, một khi có được thói quen này, bạn sẽ thu lợi suốt cả đời!

44. Học thuộc lòng giúp mang lại niềm vui cho  cuộc sống mỗi ngày của bạn! Những con chữ đẹp đẽ kia sẽ không ngừng làm  sạch tâm hồn bạn, không ngừng tạo dựng khả năng ăn nói của bạn, không  ngừng nâng cao sự tự tin của bạn, đương nhiên cũng không ngừng làm tăng  thêm khả năng thi cử của bạn!

45. Cuối cùng vẫn cần phải nói với mọi người  rằng: Kiên trì sáng tạo nên kì tích! Nhất định cần tiếp tục kiên trì! Tổ  quốc cần chúng ta phải kiên trì! Ba mẹ cần chúng ta phải kiên trì! Thầy  giáo cần chúng ta phải kiên trì! Thành tựu trong tương lai của chúng ta  càng cần chúng ta phải kiên trì.

Nguồn sưu tầm

20/12/10

Kết quả cuộc thi Hùng biện bằng tiếng Anh về bảo vệ môi trường - Green Talk 2010

KẾT QUẢ VÒNG THI CHUNG KẾT

GREEN TALK 2010


GIẢI NHẤT
Ý Tưởng What do you do with coffee grounds?
Tác Giả Nhóm TiVi
Trương Thị Vy Phạm Thị Ngọc Tú
Trương Thị Vy Phạm Thị Ngọc Tú
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. Hồ Chí Minh



GIẢI NHÌ
Ý Tưởng Intelligent Shop
Tác Giả
Nguyễn Kiều Linh
Nguyễn Kiều Linh
Đại Học Khoa Học Tự Nhiên




GIẢI BA
Ý Tưởng Green Library
Tác Giả
Nguyễn Hoàng Vũ
Nguyễn Hoàng Vũ
Đại Học Ngoại Thương




GIẢI KHUYẾN KHÍCH
Ý Tưởng
The Milk Carton Fund Tour Around Landfill
Tác Giả
Nguyễn Thiện Hoàng
Đặng Thị Minh Trang
Nguyễn Thiện Hoàng Đặng Thị Minh Trang
Đại Học Luật Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn

Đơn vị tài trợ :
1. Trung tâm Anh ngữ Today - www.today.edu.vn
2. - www.djmiracle.vn

Ban tổ chức : 


Thông báo tuyển cộng tác viên marketing của Trung tâm Anh Ngữ Today

TUYỂN CỘNG TÁC VIÊN
 
Đối tượng tham gia: Sinh viên các trường cao đẳng,đại học trên địa bàn Tp.HCM, có niềm đam mê về hoạt động marketing, rèn luyện tiếng Anh, muốn có kinh nghiệm trải nghiệm trước khi tốt nghiệp đại học, muốn giao lưu, muốn kiếm thêm thu nhập hàng tháng…

Quyền lợi khi tham gia: Được làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp, có chế độ lương thưởng, chính sách hợp lý,được tài trợ nhiều sự kiện Free của Trung tâm Anh ngữ Today: tham gia các khoá kỹ năng mềm, tài trợ học bổng 50% bản ngữ, các phần quà - event của trung tâm…

Nghĩa vụ và trách nhiệm:
giới thiệu thành viên tham gia học offline, tham gia thành viên trên web www.today.edu.vn, xây dựng Today ngày càng vững mạnh, tham gia tích cực các hoạt động của Today. Chia sẻ là điều quan trọng.

Mô tả công việc: Rất đơn giản, bạn chỉ cần làm việc tại chính ngôi trường bạn học, nơi bạn sinh sống, giới thiệu các thành viên tham gia web www.today.edu.vn để rèn luyện Anh ngữ, khả năng nói, nghe tiếng Anh, tham gia các Event của Today, tham gia diễn đàn về anh ngữ, phát tờ rơi hàng tháng. XIN CHÚ Ý RẰNG chúng tôi không yêu cầu về thời gian các bạn làm, chúng tôi sẽ đánh giá dựa trên hiệu quả công việc...

Chế độ lương ,thưởng:
- Lương: Doanh số(200k/học viên nếu bạn giới thiệu học offline tại Trung tâm Anh ngữ Today – 68 Võ Thị Sáu Q1 Tp.HCM).
- Thưởng: thưởng theo hiệu quả hoạt động của bạn:tích cực, có nhiều ý kiến đề xuất tốt để phát triển Today…tùy từng mức sẽ có mức thưởng phù hợp
- Ngoài ra còn có thể có phụ cấp…

Mọi thắc mắc xin liên hệ : 0902300426 (Ms Quyên)

XIN CÁC BẠN GỬI THÔNG TIN ĐĂNG KÍ THEO MẪU

Họ và Tên :
Ngày tháng năm sinh :
Trường :
Số điện thoại :
Địa chỉ mail :
Địa chị tạm trú :

TỚI ĐỊA CHỈ : info@today.edu.vn HOẶC comment lại theo mẫu đăng kí trên tại : http://tienganhtoday.blogspot.com/2010/12/thong-bao-tuyen-cong-tac-vien-marketing.html

Mọi thông tin về Today xin bạn truy cập www.today.edu.vn để được biết thêm thông tin , hoặc tại Blog : www.tienganhtoday.blogspot.com 

18/12/10

7 bí quyêt học tiếng anh hiệu quả


Bí quyết số 1: Học trọng âm của từ

Trọng âm là chìa khoá vàng cho việc nói và hiểu tiếng Anh. Trọng âm “rất quan trọng”.
Bạn có thể cố gắng để học trọng âm. Đó là một trong những cách tốt nhất cho việc hiểu và nói tiếng Anh - đặc biệt là khi nói nhanh.

Trọng âm của từ là gì?
Hãy xem 3 từ: photograph, photographer và photographic, 3 từ này phát âm có giống nhau không? Không!
Chúng được phát âm khác nhau bởi vì *một* âm tiết trong mỗi từ được nhấn mạnh hơn các âm tiết khác.

PHotograph

phoTOgrapher

photoGRAPHic

Điều này xảy ra với TẤT CẢ những từ có hai âm tiết, ví dụ như:
TEACHer, JaPAN, CHINa, aBOVE, converSAtion, INteresting, imPORtant, deMAND, etCETera, etCETera, etCETera

Những âm tiết trong từ không phải là trọng âm thì được phát âm nhẹ hơn và nhỏ hơn. Những người bản ngữ thường chỉ nghe trọng âm của từ chứ không phải là những âm tiết kia. Nếu như bạn sử dụng tốt trọng âm trong khi nói tiếng Anh, bạn sẽ dần dần và tự nhiên cải thiện được khả năng phát âm và nghe hiểu của mình.

Nếu bạn có một giáo viên dạy tiếng Anh, hãy yêu cầu họ dạy bạn cách hieuẻ trọng âm. Hãy cố gắng nghe trọng âm bất kì khi nào bạn nghe tiếng Anh – trên đài, TV ... . Trước tiên bạn hãy lắng nghe để hiểu được sau đó bạn hãy học cách sử dụng nó.

Bí quyết thứ 2: Trọng âm trong câu 

Trọng âm trong câu là chìa khoá vàng thứ hai giúp bạn học nghe và hiểu thành công. Với trọng âm trong câu thì một số từ sẽ được nhấn mạnh và những từ còn lại sẽ được phát âm nhẹ hơn. Hãy xem ví dụ sau:

We want to go.
Chúng ta có nói tất cả các từ trong cầu như nhau không? Không!
Chúng ta sẽ phát âm những từ quan trọng to hơn và những từ không quan trọng nhỏ hơn, vậy những từ nào là quan trọng trong câu này? Vâng, đó là: WANT và GO.

We WANT to GO.

We WANT to GO to WORK.

We DON'T WANT to GO to WORK.

We DON'T WANT to GO to WORK at NIGHT.
Chúng ta không thể diễn giải tất cả về trọng âm trong cau chỉ qua email này được. Việc quan trọng đối với bạn là nó tồn tại và chúng ta hãy cố gắng để học nó. Trọng âm trong câu “rất quan trọng”!

Bí quyết thứ 3: Nghe! Nghe! Nghe!

Các sinh viên thường nói rằng: “tôi không nghe bản tin trên BBC bởi vì nó quá nhanh và tôi không thể hiểu được nó”. Thật là đáng tiếc! Khi mà nó quá nhanh đối với bạn, khi bạn không thể nào nghe thấy, lúc ấy mới là khi ban cần nghe nó!!!
Làm thế nào bạn có thể cải thiện được tiếng Anh của bạn nếu như bạn không nghe và thực hành?

Khi bạn còn là một đứa trẻ, bạn có hiểu được chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình không? Khi bạn mới có 3 tuần tuổi, hoặc 2 tháng tuổi, hoặc một năm, bạn có hiểu được tất cả không? Tất nhiên là không! nhưng bạn *học* để hiểu được bằng cách *nghe*. Hãy nghĩ về điều đó đi. Bạn học cách để hiểu ngôn ngữ mẹ đẻ của mình bằng cách nghe, 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần. Sau đó, bạn học cách nói. Sau đó bạn học cách đọc và viết, nhưng nghe vẫn là trước nhất.

Bí quyết thứ 4: Đừng nghe!

Ở Bí quyết thứ 3 tôi nói rằng NGHE! NGHE! VÀ NGHE! Bây giờ tôi lại nói rằng Đừng nghe! tôi có ý gì vậy?

Bạn có biết sự khác nhau giữa hai động từ TO LISTEN và TO HEAR không? TO LISTEN là chủ động còn TO HEAR là bị động.
Đôi khi bạn phải nghe một cách rất vất vả. Đôi khi bạn CỐ GẮNG một cách vất vả. Đôi khi tốt hơn là bạn nên HEAR. Hãy mở radio, cassette. Nhưng đừng có LISTEN mà chỉ HEAR thôi. Tiềm thức của bạn sẽ nghe giúp bạn. Và bạn vẫn có thể học được. Nếu bạn nghe và cố gắng để hiểu nó đôi khi bạn bị mắc không nghe được một từ nào đó và tự nhiên sẽ thấy nản trí. Đừng có lo lắng nhé! hãy cứ HEAR! Tin tôi đi, bạn vẫn có thể học được. Vấn đề quan trọng là cư mở radio, cassette, TV của bạ đi. Còn bạn - bạn chẳng phải làm gì cả. Trí tuệ của bạn sẽ tự HEAR, tiềm thức của bạn sẽ LISTEN và bạn sẽ LEARN được thôi!

Bí quyết thứ 5: Nâng cao từ vựng của bạn với 5 từ mới mỗi ngày

Secret #5: IMPROVE YOUR VOCABULARY WITH 5 WORDS A DAY
Từ vựng thật là đơn giản! Một năm có bao nhiêu ngày nhỉ? 365 ngày, thông thường là thế.
Nếu bạn học chỉ 5 từ mới mỗi ngày, bạn sẽ học được 5x365=1,825 từ mới trong một năm. MỘT NGÀN TÁM TRĂM HAI MƯƠI NĂM TỪ. Đó thật la một số lượng lớn từ vựng. Chúng ta không thể tính nổi bao nhiêu từ chúng ta học được bằng những cách khác - đọc, giao tiếp ...
Hãy mua một cuốn sổ tay viết năm từ mỗi ngày, hàng ngày. Hãy học nhé! Bạn sẽ co được một khả năng từ vựng kiệt xuất.

Bí quyết thứ 6: 30 phút một ngày tốt hơn 3 tiếng rưỡi một tuần

Trên thực tế, 30 phút học tiếng Anh một ngày tốt hơn 5 tiếng đồng hồ một tuần!
Học thường xuyên
Học theo nguyên tắc
HỌC ÍT + THƯỜNG XUYÊN tốt hơn so với HỌC NHIỂU + THỈNH THOẢNG
Việc học cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể dễ dàng xắp xếp được 30 phút một ngày. Làm thế nào nhỉ? Đơn giản thôi bạn chỉ cần dậy sớm một chút. Hoặc có thể tiết kiệm thời gian lúc ăn trưa. Hãy chọn một thời gian cố đinh trong ngày và duy trì việc đó nhé.

Bí quyết thứ 7: Ôn bài! Ôn bài! Ôn bài!

Nếu bạn ôn lại bài, bạn sẽ trau dồi được 100% tiếng Anh bạn đã học
“Ôn lại” từ này có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là hãy xem lại các bài đã học.
Bạn nên học tập theo một hệ thống. Khi ban học được một cái gì mới bạn nên ghi chép lại, sau đó bạn nên *xem lại nó* ba lần.
-Sau một ngày
-Sau một tuần
-Sau một tháng
Mỗi lần ôn lại đó bạn hãy tự kiểm tra mình
Học, ôn lại, kiểm tra
Ôn lại, kiểm tra
Ôn lại, kiểm tra.

Đây là bài mà minh đã cóp pi của 1 diễn đàn khác mà mình cảm thấy nó khá hay chia sẻ với mọi người , để giúp nhau cùng tiến bộ . những người đã đi làm thì thường không có nhiều thời gian . cách học này tương đối hiệu quả .

5 quy tắc nói tiếng anh bạn cần biết

 

1. Không học ngữ pháp

Qui tắc này có vẻ lạ với nhiều sinh viên ESL, nhưng nó là một trong những qui  tắc quan trọng nhất. Nếu bạn muốn vượt qua kỳ thi thì bạn học ngữ pháp. Nhưng  nếu bạn muốn trở nên thành thạo trong Tiếng Anh thì bạn nên cố gắng học Tiếng  Anh mà không học ngữ pháp.

Học ngữ pháp sẽ chỉ làm cho bạn rối và chậm chạp. Bạn sẽ suy nghĩ về các quy tắc  khi tạo câu thay vì nói một câu một cách tự nhiên như một người bản địa. Hãy nhớ  rằng chỉ một phần nhỏ của những người nói Tiếng Anh biết nhiều hơn 20% tất cả  các quy tắc ngữ pháp. Nhiều sinh viên ESL biết ngữ pháp hơn người bản ngữ. Với  kinh nghiệm tôi có thể tự tin nói điều này. Tôi là một người nói Tiếng Anh bản  địa, chuyên ngành Văn học Tiếng Anh, và đã dạy Tiếng Anh hơn 10 năm. Tuy nhiên,  nhiều sinh viên của tôi biết nhiều chi tiết về ngữ pháp Tiếng Anh hơn cả tôi. Tôi  có thể dễ dàng tìm định nghĩa và áp dụng nó, nhưng tôi không hề biết nó.

Tôi thường hay hỏi bạn bè bản xứ của tôi nhiều câu hỏi ngữ pháp, và chỉ một ít  trong số họ biết câu trả lời chính xác. Tuy nghiên, họ rất thông thạo Tiếng Anh  và có thể đọc, nói, nghe và giao tiếp rất hiệu quả.

Bạn muốn mình có khả năng thuật lại định nghĩa của một động từ nguyên nhân, hay  là muốn có khả năng nói Tiếng Anh thông thạo?


  

2. Tìm hiểu và nghiên cứu Cụm Từ

Nhiều sinh viên học từ vựng và cố gắng kết hợp nhiều từ với nhau để tạo thành  một câu có nghĩa. Tôi rất kinh ngạc khi có nhiều từ sinh viên của tôi biết,  nhưng chúng không tạo thành một câu có nghĩa được. Nguyên nhân là do họ không  học Cụm Từ. Khi trẻ con học ngôn ngữ, chúng học cả từ và Cụm từ với nhau. Cũng  vậy, bạn cần phải tìm hiểu và học các cụm từ.

Nếu bạn biết 1000 từ, bạn sẽ có khả năng nói 1 câu đúng. Nhưng nếu bạn biết 1  Cụm từ, bạn có thể làm đúng hàng trăm câu. Nếu bạn biết 100 Cụm Từ, bạn sẽ rất  ngạc nhiên khi biết có bao nhiêu câu đúng mà bạn có thể nói. Cuối cùng, khi bạn  biết chỉ 1000 Cụm từ thôi, bạn sẽ gần như là một người nói Tiếng Anh bản địa.

Vì thế đừng bỏ phí thời gian học thật nhiều từ khác nhau. Thay vào hãy sử dụng  thời gian đó để học Cụm Từ và bạn sẽ gần hơn với thành thạo Tiếng Anh.

Đừng dịch

Khi bạn muốn tạo ra một câu Tiếng Anh, đừng dịch các từ đó ra từ tiếng mẹ đẻ của  bạn. Thứ tự của các từ có thể khác nhau hoàn toàn và bạn sẽ bị chậm và sai nếu  làm thế. Thay vào đó, hãy học các Cụm Từ và câu nói vì thế bạn không phải suy  nghĩ về từ khi bạn nói. Nó sẽ tự động tuôn ra.

Một vấn đề khác với việc dịch là bạn sẽ cố gắn kết hợp chặt chẽ luật ngữ pháp mà  bạn học. Dịch và suy nghĩ về ngữ pháp để tạo thành câu Tiếng Anh là không được  và bạn nên tránh làm điều này.

3. Đọc và Nghe là CHƯA ĐỦ. Luyện tập Nói những gì bạn nghe!

Đọc, Nghe và Nói gần như là những khía cạnh quan trong nhất của tất cả các ngôn  ngữ. Điều đó cũng đúng với Tiếng Anh. Tuy nhiên, chỉ có Nói là yêu cầu để thành  thạo Tiếng Anh. Điều đó rất bình thường khi trẻ nhỏ học nói trước, trở nên thành  thạo sau đó mới bắt đầu đọc và viết. Vì vậy thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc  rồi mới viết.

Vấn đề đầu tiên
Bạn có cảm thấy lạ khi các trường học trên thế giới dạy đọc trước, sau đó viết,  sau đó nghe và cuối cùng là nói? Mặc dù nó khác, nhưng nguyên nhân chính là bởi  vì khi bạn học một ngôn ngữ thứ 2, bạn cần phải đọc tài liệu để hiểu và học nó.  Vì vậy mặc dù thứ tự tự nhiên là nghe, nói, đọc rồi viết, thứ tự cho sinh viên  ESL sẽ là đọc, nghe, nói rồi viết.

Vấn đề thứ hai
Nguyên nhân nhiều người có thể đọc và nghe bởi vì họ đều luyện tập. Nhưng để nói  Tiếng Anh thông thạo thì bạn cần phải luyện tập nói kia. Đừng dừng lại ở phần  nghe, và khi bạn học, bạn không nên chỉ nghe. Hãy nói to lên tài liệu mà bạn  đang nghe và luyện tập những gì bạn nghe. luyện tập nói thật to cho tới khi  miệng của bạn và não của bạn có thể nói chung mà không tốn sức. Bằng cách làm  việc đó, bạn sẽ có khả năng nói Tiếng Anh một cách lưu loát.

4. "Tiếng Anh hóa" bạn

Có khả năng nói một ngôn ngữ không liên quan gì tới việc bạn thông minh bao  nhiêu. Mọi người đều có thể học nói bất cứ ngôn ngữ nào. Điều này đã được chứng  minh bởi mọi người trên thế giới. Ai cũng có thể nói được ít nhất 1 ngôn ngữ. Dù  bạn thông minh hay thiếu một ít chất xám, bạn vẫn có khả năng nói được 1 ngôn  ngữ.

Điều này có thể làm được bằng cách luyện ngôn ngữ vào mọi lúc. ở nước bạn, bạn  nghe và nói ngôn ngữ của bạn ngay lập tức. Bạn sẽ chú ý thấy rằng nhiều người  nói Tiếng Anh giỏi là những người đã học ở một trường luyện nói Tiếng Anh. Họ có  thể nói Tiếng Anh không phải vì họ đến một trường dạy nói Tiếng Anh, mà vì họ có  một môi trường mà ở đó Tiếng Anh lúc nào cũng được sử dụng bởi những người xung  quanh.

Cũng có nhiều người đi du học và học được rất ít, bởi vì lúc họ đến trường dạy  nói Tiếng Anh, nhưng họ chỉ gặp được bạn bè từ đất nước của họ và họ không luyện  tập Tiếng Anh.

Bạn không cần phải đi đâu dó để trở thành một người nói Tiếng Anh giỏi. Bạn chỉ  cần làm cho bạn bị bao phủ bởi Tiếng Anh. Bạn có thể làm được điều này bằng cách  thỏa thuận với bạn bè của bạn, rằng bạn sẽ chỉ nói Tiếng Anh. Bạn cũng có thể  mang theo một chiếc iPod và nghe các câu Tiếng Anh ngay lập tức. như bạn thấy  đấy, bạn có thể đạt được thành công bằng cách thay đổi môi trường xung quanh  bạn. "Tiếng Anh hóa" bạn và bạn sẽ học được nhanh hơn gấp nhiều lần.

5. Học đúng tài liệu

Một cụm từ không đúng là: "Practice makes perfect". Nó không đúng. Luyện tập chỉ  làm những gì mà bạn luyện tập trở nên vĩnh viễn. Nếu bạn luyện tập một câu sai,  bạn sẽ luôn luôn nói câu đó sai. Vì thế, rất là quan trọng để bạn học tài liệu  đúng và được sử dụng bởi hầu hết mọi người.

Một vấn đề nữa đó là nhiều sinh viên học thời sự. Tuy nhiên, cái ngôn ngữ mà họ  nói đó trang trọng hơn và nội dung chính trị hơn và ít dùng hơn so với thường  ngày. Hiểu những gì người ta đang nói là rất quan trọng, nhưng học những điều cơ  bản của Tiếng Anh là quan trọng hơn nhiều.

Học Tiếng Anh với một người bạn không phải là người bản xứ đều có mặt lợi và mặt  hại. Bạn nên cân nhắc mặt lợi và hại khi luyện nói với người không phải bản xứ.  Luyện tập với người không bản xứ thì bạn sẽ được luyện tập, đồng thời bạn có thể  có thêm động lực và chỉ ra được những lỗi sai. Nhưng có thể bắt chước những thói  quen xấu từ người khác nếu bạn không chắc câu nào là đúng và câu nào là sai. Vì  thế sử dụng thời gian đó để luyện tập những tài liệu đúng. Đừng học cách nói một  câu.

Tóm lại, học tài liệu Tiếng Anh mà bạn tin tưởng, thường được sử dụng và đúng.

Nguồn http://hoctienganh.info